Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Tỉnh Tuyên Quang


  Cố hiểu thêm một tỉnh Đông Bắc, miền Thượng du Bắc Việt:
         Thô thiển lạm bàn phát triển tỉnh Tuyên Quang
                                              G S Tôn Thất Trình



                                                                     Đề Giang tả báo linh nguyên hội,
                                                                     Ngọc Tỉnh hửu triều, thụy khí chung.
                                                ( Sông Đáy bọc phía trái khác nào nguồn thiêng tụ hội,
                                                   Giếng Ngọc chầu bên phải  như khí đẹp chung đúc. )
                                                           Tả cảnh Đình Hồng Thái, huyện Sơn Dương
                                      Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát,
                                      Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.
Quang cảnh Sông Lô chiến dịch” Việt Bắc” Thu- Đông 47, thời kháng chiến 1946 – 54  

                Vị trí

           Tuyên Quang là một tỉnh Vùng Đông Bắc ( Việt ), tọa độ địa lý từ 21o30’ đến  22041’ vĩ tuyến Bắc  và từ 104050’ đến 105035’ kinh tuyến Đông. Phía Bắc và Tây Bắc, Tuyên Quang giáp Hà Giang, với một số dãy núi cao, phía Đông và Đông Bắc giáp Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng, phía Tây giáp Yên Bái, phía Nam giáp Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Thị xã Tuyên Quang nằm ngay bờ phía phải sông Lô, một nhánh sông Hồng phát sinh ở Hà Giang biên giới Tàu, cao độ dưới 100m ( 330  bộ Anh -feet). Nhánh chánh là sông Gâm (Gầm hay Gấm ?) ở bờ phía trái. Thị xã Tuyên Quang cách Hà Nội 165 km( 103 dặm Anh )

       Diện tích tự nhiên của tỉnh 5870.4 km2 (  2266.6 dặm Anh vuông ), 1.76 % diện tích cả nước. Dân số năm 1990 khoảng chừng 584 000 người, năm 1999 chừng 675 000 người, năm 2005 là 727 751 người, năm 2008 tăng lên 746 900 người, năm 2011 đã có thể đến 766 000 người và có thể trên 1 triệu người năm 2020. Tuyên Quang nay gồm 22 tộc ( sắc ) dân; theo thống kê năm 2008, tộc dân đông nhất là Kinh ( 52 % ), thứ đến là Tày ( 26% ), Dao ( 11 % ), các tộc dân khác( Cao Lan, Nùng, Hoa, H’Mong – Mèo, Sán Dìu … chiếm 20 % còn lại. Người Kinh cư trú trên địa bàn cả tỉnh, trong đó tập trung nhất là ở thị xã và các huyện Yên Sơn, Sơn Dương. Người Tày phân bố chủ yếu ở  Chiêm Hóa, Na ( Nà ) Hang. Người Dao tụ cư ở Hàm Yên, Na Hang. Người Cao Lan ở Sơn Dương, Yên Sơn. Người Nùng ở Sơn Dương. Năm 2008, dân nông thôn là 676 200 và dân thành thị chỉ là 70 700 người. Nam 369 100 người, ít hơn nữ 377 800 người.
        
              Hành chánh theo dòng thời gian

        Tộc dân Thái  ngày  xưa hầu như độc chiếm Tuyên Quang. Nhưng vào thế kỷ thứ 13 trở về sau, đời nhà Trần là một châu – châu Tuyên Quang, thuộc  lộ Quốc Oai. Vua Trần Hiến Tông (  trị vì 1329 – 1341 ) nâng lên thành trấn Tuyên Hóa, nhưng vào thời nhà Minh đô hộ, kể từ thế kỷ thứ 15, lại cải thành phủ. Sau khi Lê Lợi đuổi quân Minh về Tàu và lên ngôi lập ra nhà Lê ( Hậu Lê ), vua đặt Tuyên Hóa vào Tây Đạo. Năm Quang Thuận  thứ 10 ( 1469 ). Vua Lê Thánh Tông đổi là thừa tuyên Tuyên Quang gồm một phủ và 5 huyện. Đời Mạc, đổi  lại là trấn Tuyên Quang. Đời vua Lê Uy Mục đổi thành trấn Minh Quang. Đời vua Lê Trang Tôn đổi thành  An Tại và giao cho gia đình họ Vũ thuộc tộc dân Thái cai quản. Vào cuối thế kỷ thứ 17, nhà Hậu Lê gửi các chức quyền Kinh ( tộc dân Việt )  lên vùng Tuyên Quang kiểm sóat tộc dân Thái. Sau khi Nguyễn Phước Ánh lên ngôi ( 1802), vua Gia Long đổi tên vùng, gọi là trấn Tuyên Quang. Đời vua Minh Mạng, đổi tên thành tỉnh Tuyên Quang. Trước năm 1888, tỉnh Tuyên Quang gồm 2 phủ là phủ Yên Bình với 2 huyện là Hàm Yên và Vĩnh Tuy, phủ Tương Yên với 3 huyện là Vị Xuyên, Vĩnh Điện  và Để Định, cùng 2 châu là Chiêm Hóa và Lục Yên. Năm 1894, Pháp thực dân mới bình định xong Tuyên Quang; năm 1900 lập ra tỉnh Tuyên Quang với phủ Yên Bình gồm 2 huyện là Hàm Yên và Sơn Dương, cùng châu Chiêm Hóa  ( nguyên thuộc phủ Tương Yên). Sau năm 1945, tỉnh Tuyên Quang gồm một thị xã  và 5 huyện là:  Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang, Sơn Dương và Yên Sơn.  Tháng 12 năm 1975, Hà Giang và Tuyên Quang nhập với nhau thành tỉnh Hà Tuyên. Năm 1990, tỉnh Tuyên Quang lại được tái lập, tách rời khỏi Hà Tuyên. Hiện nay tỉnh Tuyên Quang chia ra làm : một thị xã ( dân số năm 1999 chỉ có  56 257người, năm 2003 là 139 000 người, diện tích  là 11917 ha) và 6 huyện : Chiêm Hóa ( dân số 124 337 người , diện tích 1280. 379 km2, huyện lỵ  là thị trấn Vĩnh Lộc) , Hàm Yên ( dân số 104 648, diện tích 364 .7 km2, huyện lỵ là thị trấn Tân Yên), huyện mới Lâm Bình ( dân số 29 459, diện tích 781. 522 km2 ), huyện Nà Hang( dân số 41 868, diện tích 865. 497 km2 , huyện lỵ là thị trấn Vĩnh Yên - Na Hang ?), huyện Sơn Dương ( dân số 174 118, diện tích 174. 118 km2 , ngoài  thị trấn huyện lỵ là Sơn Dương còn có một thị trấn khác nữa  là Tân Trào ?), huyện Yên Sơn ( dân số 175 917, diện tích 1210km2 , huyện lỵ là thị trấn Tân Bình, ngoài 2 thị trấn khác, Bình Ke ( Ca? ),Trung Sơn ?). Thị xã Tuyên Quang gồm 7 phường và  6 xã. 

        Suôi dòng lịch sử
  
     Năm 1873, sau khi hạ thành Hà Nội, quân đội Pháp thuộc địa tiến chiếm bình định các tỉnh miền Bắc, rải quân chiếm đóng dọc biên giới Trung Quốc và Việt Nam, từ năm 1882. Phủ Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang  nêu cao ngọn cờ kháng chiến. Các tộc dân Thái, Mường, Mèo, Thổ, Nùng và nhiều tộc dân khác chống cự lại  dữ đội quân đội thuộc địa Pháp xâm lăng ở tỉnh Tuyên Quang các năm 1884- 85, đặc biệt là quân chiến đấu bộ hạ của tướng Ngô Côn, Thái Bình Thiên Quốc nhóm Lưu Nghĩa (còn có tên Lưu Vĩnh Phúc ), Pháp gọi là Giặc Cờ Đen- Black Flags. Đáng kể ra là cuộc bao vây thành Tuyên Quang- The Siege of Tuyên Quang, quân đội Lê Dương Pháp- French Legion  xem là một chiến công oanh liệt của quân Lê Dương, nhắc nhở trong câu đầu của khúc hát chánh hành quân -principal marching song Le Boudin
The Siege of Tuyên Quang
Quân Lê Dương đóng ở thành Tuyên Quang chống giữ thành 4 tháng, chống trả 12 000 quân Tàu của đòan quân Thanh tỉnh Vân Nam và quân Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc. Hai đại đội Lê Dương cũng tham gia chiến trận Pháp Hoa  - Sino –French War từ tháng 8 năm 1884 đến tháng tư năm 1885. Về cuộc Cách mạng Việt Minh tháng 8 năm 1945, tỉnh Tuyên Quang nổi tiếng là Thủ đô Vùng Giải Phóng – Capital of  Liberated Zone, được chọn là Trung tâm Cách mạng cả nước. Ở xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, các sự ( biến ) cố liên quan đến vận mệnh đất nước là  Hội Nghị Tòan Quốc của Trung Ương Đảng ( Cọng Sản), quyết định cướp chánh quyền quốc gia, Tổng Khởi Nghĩa dành Độc lập. Trong cuộc Chiến Tranh Đông Pháp ( Việt Nam War) Lần Thứ Nhất chống lại Pháp thực dân xâm lăng 1945- 54, hai xã Vinh Quang và Kim  Bình  thuộc huyện Chiêm Hóa , từ 11 tháng hai năm 1951 đến ngày 19  tháng hai 1951, họp Quốc hội lần thứ hai  và cũng là  đại hội Trung ương Đảng Cọng Sản Việt Nam họp lần đầu tiên đề nghị cũng cố Đảng Lao Động -Labor Party ( thật sự theo nghĩa quốc tế là Đảng Cọng Sản  dưới danh xưng là Đảng Lao Động), bổ sung và hòan tất các chiến lược và biện pháp  chiến tranh lâu dài kháng Pháp thực dân, để đi đến  thành công, thắng trận cuối cùng, ( nhưng đồng thời cũng phải ngã  nhiều theo chánh sách, chánh trị Tàu Cộng Mao Trạch Đông thành lập năm 1949, để nhận viện trợ, mà đỉnh cao thất nhân tâm nhất các năm sau  là Cải Cách Điền Địa đẩm máu kiểu Mao). Sau thành công chống Pháp, dưới sự ép buộc của Chu Ân Lai, phải chấp nhận chia đôi đất nước năm 1954 để tổng tuyền cử  năm 1956. Ở chiến tranh Đông Dương ( Đông Pháp cũ ) Thứ Hai, Tuyên Quang tiếp tục là một tỉnh thành trì hậu phương vững mạnh,  tiếp nhận viện trợ Nga – Tàu cho tiền tuyến chống Hoa Kỳ,  đưa quân đi  đánh Cộng Hòa miền Nam theo Hoa Kỳ, thiết lập và tiếp viện Mặt Trận Giải Phóng miền Nam ( do Trung Ương Đảng Hà Nội  lảnh đạo thực tế) đi đến thống nhất đất nước, khi Hoa Kỳ “ bỏ rơi”  Cộng Hòa Miền Nam, Tổng thống Nixon điều đình, cử ngọai trưởng Kissinger “đi đêm” đàm phán với  Mao – Châu, năm 1972- 73 (? ).
   May mắn nhờ không có biên giới chung với Trung Quốc, nên các thị trấn Tuyên Quang ít bị tàn phá như 20 thị trấn huyện lỵ và tỉnh lỵ các tỉnh Việt Nam có biên giới chung với Trung Quốc : Lạng Sơn , Cao Bằng, Lào Cai  và Lai Châu  ( theo hai nhà địa lý học Hà Mai Phương và Chu Thu Hằng, Dòng Việt – 2000), lúc Đặng Tiểu Bình  năm 1979, xua 300 000 ( ? )  quân Tàu Vân Nam , Quảng Đông, Quảng Tây và Quí Châu ( nhắc lại  Quí Châu là nơi vua Thanh Càn Long tàn sát tộc dân Hmong – Mèo ? ) tấn công Miền Nam , “ dạy Việt Nam một bài học”, đã giám trả đủa chế độ Khmer Đỏ Tàu- Mỹ ủng hộ, đánh chiếm Kampuchia đỏ hung hăng đánh phá vài nơi các tỉnh biên giới, từ Tây Ninh xuống đến Rạch Giá – Hà Tiên.   
  
            Địa hình    

     Địa hình Tuyên Quang tương đối đa dạng, phức tạp với hơn 73 % là đồi núi. Phần lớn địa hình có hướng nghiêng từ Bắc – Tây Bắc  xuống Nam- Đông Nam. Các dãy núi chánh cũng chạy theo hướng này và có cấu trúc vòng cung rỏ rệt, nhưng không kéo dài liên tục mà bị chia cắt thành những khối rời rạc, như cánh cung sông Gâm. Đại thể,  Tuyên Quang chia ra thành 3 vùng:
     *  Vùng phía Bắc bao gồm  các huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hàng và phần Bắc huyện Yên Sơn với diện tích chừng 3 777.14 km2. Độ cao trung bình từ 200 đến 600m  và thấp dần từ Bắc xuống Nam. Trên nền độ cao này, nổi lên một số ngọn núi cao hơn  1000m như Chạm Chu 1595m ( cao nhất tỉnh ở phía Bắc huyện Hàm Yên ), Pia Phơưng, Ta Pao, Kia Tăng ( phía Bắc huyện Na Hang ). Độ dốc trung bình khỏang 25% phía Bắc và 20- 25% phía Nam. Ở phía Bắc huyện Na Hang và rải rác tại một số xã các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên có núi đá vôi và hiện tượng thiếu nước tương đối phổ biến. Nhìn chung, địa hình vùng này bị chia cắt mạnh. Đây là vùng hiểm trở, việc đi lại khó khăn hơn ở các vùng khác. Nhờ vậy nhiều rừng nguyên sinh vẫn còn tồn tại ở Na Hang, Hàm Yên. Xen kẻ đồi núi là các thung lũng to nhỏ, rộng hẹp khác nhau có thể canh tác được.  Thế mạnh của vùng phía Bắc là kinh tế vườn rừng, trang trại cây công nghiệp, cây ăn trái ( quả ), chăn nuôi gia súc, gia cầm.

     * Vùng trung tâm  gồm thị xã Tuyên Quang, phía Nam  huyện Yên Sơn và phía Bắc huyện Sơn Dương, có diện tích 1252.04 km2. Độ cao trung bình dưới 500m và giảm dần từ Bắc xuống Nam  với một số ngọn núi nhô cao  như núi Là 958m, núi Nghiêm 553m . Tuy nhiên ở một số nơi, địa hình chỉ còn cao 23- 24m. Ở những nơi thấp như thị xã Tuyên Quang, phía Nam các huyện Yên Sơn, Sơn Dương hàng năm vào mùa lũ thường bị ngập lụt. Dọc sông Lô, sông Phó Đáy  và các suối lớn là những thung lũng, những cánh đồng rộng, tương đối bằng phẳng. Nhìn chung, đây là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triễn kinh tế nông nghiệp: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn trái và chăn nuôi gia  súc.
    *  Vùng phía Nam  gồm phần lớn huyện Sơn Dương, diện tích 790.84 km2 . Địa hình vùng gồm đồi bát ( tô , chén ) úp kiểu trung du, những cánh đồng rộng, bằng phẳng, đôi chỗ có dạng lòng chảo. Nhìn chung, vùng này giàu tiềm năng, nhất là về khóang sản ( thiếc, kẻm ,  ăngtimoan , vonfram) , giao thông thuận tiện, đất đai bằng phẳng thích hợp trồng cây lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi gia cầm, gia súc và nuôi trồng thủy sản.

          Khí hậu 

       Tuyên Quang nằm trong khu vực  có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa mùa đông lạnh, khô hạn và mùa  hè ( hạ ) nóng ẩm, mưa nhiều. Tổng bức xạ trung bình là 80-85 kcal/cm2 , nhiệt lượng trung bình hàng năm là  8000 – 85000 C. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 220- 240C. Thời kỳ nóng nhất thường diễn ra vào tháng 6 và tháng 7, có ngày lên tới 390 – 400 C. Thời kỳ lạnh nhất là các tháng chạp, tháng giêng. Nhiệt độ thấp nhất có khi xuống dưới 50 C. Nhiệt độ trung bình thị xã Tuyên Quang luôn luôn cao hơn các huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa  từ 0.20 -0.40 C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1500- 1800mm, Năm cao nhất, lượng mưa lớn hơn trung bình  400- 420mm.  Mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè ( 80% ), kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.  Mưa nhiều vào tháng 8.  Ngược lại, mùa đông khô ráo, kéo dài từ tháng11 đến tháng 3 năm sau. Mưa ít nhất vào tháng chạp , tháng giêng. Hàm Yên là nơi có lượng mưa cao nhất tỉnh, 2300mm năm 1996. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 80%. Gió ở Tuyên Quang thay đổi theo mùa. Mùa hè,  hướng gió thịnh hành là Đông NamNam. Mùa Đông, khi gió mùa Đông Bắc tràn về, hướng chủ yếu là Bắc và Đông Bắc.  Nhờ có mùa đông lạnh, Tuyên Quang có thể sản xuất được các sản phẩm nông nghiệp bán ôn đới hay ôn đới. Tuy nhiên các tai biến thiên nhiên như sương muối, mưa đá, lốc , bảo … ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sản xuất dân gian, đặc biệt  nông -lâm nghiệp.
     Khí hậu Tuyên Quang đại thể phân chia ra thành 2 tiểu vùng. Tiểu vùng phía Bắc gồm huyện Na Hang và phần Bắc các huyện  Hàm Yên, Chiêm Hóa. . Đặc trưng tiểu vùng này là mùa đông kéo dài  (khỏang 5- 6 tháng ,từ tháng 11 – 12 năm trước đến  tháng 4- 5 năm sau), nhiệt độ trung bình 22.30C ( mùa đông 10- 12 0 C,  mùa hè  25 – 260C ), lượng mưa 1730mm, sương muối thường xuất hiện mùa đông, gió lốc và gió xóay mùa hè. Tiểu vùng phía Nam bao gồm phần còn lại của tỉnh, có đặc trưng như sau: mùa đông chỉ dài 4-5 tháng ( từ tháng chạp năm trước đến tháng tư năm sau ), lượng mưa tương đối cao ( 1800mm),  các tháng đầu mùa hè thường xuất hiện mưa giông và mưa đá.

              Thủy văn

           Mạng lưới sông ngòi Tuyên Quang tương đối dày ( mật độ 0.9 km/km2), phân bố cũng tương đối đồng đều. Các dòng sông lớn tỉnh đều có một số phụ lưu. Vì chảy trên địa hình đồi núi  nên lòng sông dốc, nước chảy xiết, có khả năng tập trung nước mau lẹ vào mùa lũ.   Cũng vì địa hình mà  dòng chảy sông Gâm theo hướng Bắc –Nam, dòng chảy sông Lô theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Thủy chế chia làm hai mùa rỏ rệt, phù hợp hai mùa  của khí hậu tỉnh.
Sông Lô Tuyên Quang

        Ba sông lớn chảy qua tỉnh là sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy. Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam – Trung Quốc (dài 457 km ) ,chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam như vừa nói trên  vào Việt Nam (dài 227 km hay 275 Km ? ), qua Hà Giang, xuống Tuyên Quang và hợp lưu với sông Hồng tại Việt Trì. Đọan chảy qua Tuyên Quang dài 145 km.  Lưu vực sông Lô là 2090 km2 . Đây là đường thủy duy nhất nối Tuyên Quang với Hà Giang ở phía Bắc và Hà Nội cùng một số  tỉnh ở vùng Trung Du và đồng bằng Bắc Bộ phía Nam. Thủy chế sông Lô ít điều hòa, chênh lệch lớn giữa các mùa trong năm , giữa năm này với năm khác. Lưu lượng lớn nhất là 11 700 m3 /giây, nhỏ nhất là 129m3/giây.  Sông Lô có khả năng vận tải lớn trên đọan từ thị xã Tuyên Quang về xuôi.  Các phương tiện vận tải có thể đi lại dễ dàng cả vào mùa mưa ( trọng tải trên 100 tấn ) lẫn mùa khô ( trọng tải khỏang 50 tấn). Đọan từ thị xã trở lên việc vận tải gặp nhiều khó khăn vì lòng sông dốc, có nhiều thác ghềnh. Sông Gâm  cũng bắt nguồn từ Vân Nam – Trung Quốc ( dài 280 km ) chảy vào Việt Nam ( 217km ) qua Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, gần như theo hướng  Bắc –Nam và đổ vào sông Lô, cách thị xã Tuyên Quang 10 km ở  xã Tứ Hiệp, huyện Yên Sơn. Đọan chảy qua tỉnh nhà dài khỏang 110Km. Giá trị vận tải của  sông Gâm tương đối hạn chế. Lưu vực sông Gâm là 2870 km2. Đây là tuyến đường thủy nối các huyện Na Hang, Chiêm Hóa với thị xã Tuyên Quang.  Đọan từ Chiêm Hóa trở xuống mới đi lại được , mùa mưa  dưới 50 tấn và mùa khô dưới 10 tấn.  Sông Lô và sông Gâm có khá nhiều tiềm năng thủy điện. Sông Phó Đáy bắt nguồn từ núi Tam Tạo   huyện Chợ Đồn ( tỉnh Bắc Kạn ), thuộc hệ thống dãy núi Tam Đảo chảy qua các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, theo hướng Bắc-Nam, rồi chảy vào Sông Lô  trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Chiều dài sông Phó Đáy là 170Km, đọan chảy qua tỉnh Tuyên Quang dài 81km.  Lưu lượng dòng chảy không lớn, sông hẹp, nông, ít khả năng vận tải đường thủy. Lưu vực sông Phó Đáy nhỏ, 800 km2 .
          Ngòai ba sông chánh, Tuyên Quang còn có các sông nhỏ ( sông Năng ở Na Hang)và hàng trăm ngòi lạch ( ngòi Bắc Nhụng, ngòi Cổ Linh, ngòi Chinh, ngòi Là, ngòi Quảng … )  cùng nhiều suối nhỏ len lách giữa vùng núi rừng trùng điệp, bồi đắp nên những sỏi bải, cánh đồng giữa núi  thuận tiện cho trồng trọt.        
           Bên cạnh nguồn nước mạch phong phú, Tuyên Quang còn có nguồn nước dưới đất, nước khóang. Đáng chú ý hơn cả là các nguồn nước khóang Mỹ Lâm và Bình Ca .  Nguồn nước khóang Mỹ Lâm ở huyện Yên Sơn tương đối nổi tiếng và đã được khai thác.  Nhiệt độ nước khỏang 40oC , chất lượng tốt công dụng chủ yếu là điều hòa chức năng tiêu hóa, chửa các bệnh khớp, xương, viêm đại tràng, phụ khoa …  
    
          Tài nguyên đất đai ( thổ nhưỡng )

         Đất đai Tuyên Quang khá đa dạng.  Nhìn chung, tầng đất tương đối dày, hàm lượng chất dinh dưỡng cho cây cối thuộc lọai trung bình và khá. Tuyên Quang có  17 loại đất khác nhau, nhưng chủ yếu là nhóm đất feralit  ( Ferralic Acrisols ) , chiếm 85% diện tích cả tỉnh.  Ở các vùng núi cao gồm huyện Na Hang và phía Bắc các huyện Hàm Yên, Yên Hóa đất được hình thành  trên phong hóa các lọai đá mẹ khác nhau ( sa thạch , phiến thạch  đá phiến mica , đá gneiss …  ) và đá trầm tích. Tiêu biểu  là nhóm là nhóm feralít đỏ vàng và vàng lợt  trên núi ở cao độ 700 – 1800m, cùng  một vài lọai đất như như đất mùn đỏ vàng trên núi( Humic Ferrasols ) có mức độ phong hóa feralit  yếu kém hơnlọai đất đỏ vàng.  Phản ứng đất chua  - acid,  độ bảo hòa baz  thấp, nhiều mùn vì ở cao độ. Nhóm đất  vừa kể cần được bảo vệ gìn giữ vốn rừng, cố gắng chấm dứt tình trạng phá rừng làm rẫy. Ở vùng núi thấp bao gồm phần phía Nam các huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa , phía Bắc các huyện Yên Sơn, Sơn Dương và một phần thị xã Tuyên Quang, đất chủ yếu  hình thành từ các lọai đá mẹ là đá biến chất mà tiêu biểu là nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thấp phát triễn trên các lọai nham khác nhau. Đây là nhóm đất có giá trị cho phát triễn nông lâm tỉnh nhà. Vì thế  khai thác cần làm bậc thang, luân canh hợp lý các lọai cây trồng, và trồng lại rừng hay cây công nghiệp cao tàng cổ thụ ở những nơi còn đất trống, đồi núi trọc.  Ở các vùng còn lại là các đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, các lọai đất phù sa sông suối  rất nhiều ở phía Nam  các huyện Yên Sơn, Sơn Dương  và rải rác ở một số  nơi khác. Nhóm đất này thích hợp cho các lọai cây lương thực ngắn ngày ( lúa, hoa màu ) năng xuất có thể rất cao. Ngòai các nhóm đất đã kể trên,  Tuyên Quang còn có khỏang  22 000 ha núi đá và 7 600 ha sông suối hồ ao.
    
        Tài nguyên sinh vật

      Đầu năm 2000, thống kê cho biết  Tuyên Quang còn 256 200 ha rừng, trong số này  gồm  201 200 ha rừng tự nhiên  và 55 000 ha rừng trồng lại.  Độ che phủ còn trên 44 % diện tích tổng quát. Trong rừng còn  90 họ thực vật (cây cối ), 597 lòai và 258 tông chi.Quá trình khai thác nhiều năm đã hình thành  một số kiểu cấu trúc  thảm thực vật với các hệ sinh thái khác nhau. Hệ sinh thái rừng già  là lọai rừng  thành phần lòai phong phú, mật độ cây không dày, có cấu trúc 5 tầng rõ rệt. Hệ sinh thái rừng thứ sinh, mật độ cây dày, cấu trúc 4 tầng. Hệ sinh thái rừng hổn giao là rừng tre , nứa , gỗ … , thành phần cây nghèo nàn. Hệ sinh thái  trảng cỏ , cây bụi ( lùm bụi ), thành phần  lòai không nhiều, cấu trúc hai tầng.

           Thực vật
    Từ cao độ 600m trở xuống là rừng rậm nhiệt đới, quanh năm xanh tốt, dây leo chằng chịt, tập trung chủ yếu ven thung lũng sông Lô, phần nhiều là lọai sinh thái rừng thứ sinh. Từ trên 600m cho đến 1700m là rừng rậm thường xanh, chủ yếu ở các huyện Na Hang, , Chiêm Hóa, Hàm Yên.  Từ 1700 m trở lên là rừng hổn giao. Nhìn chung, khu vực này vẫn giữ được sắc thái rừng nguyên thủy.
      Rừng gỗ có trữ lượng lớn nay chỉ còn tập trung ở vùng núi Chạm Chu, huyện Hàm Yên và một số khu rừng thuộc huyện Na Hàng. Ở các khu rừng tự nhiên khác còn lại trong tỉnh, trữ lượng gỗ không nhiều. Rừng trồng ở Tuyên Quang  chủ yếu là các lọai cây như  mỡ- giỗi  Manglietia phuthoensis, M. dandyi, M. insignis v.v… họ Dạ Hợp Magnoliaceae, keo đại mộc như Acacia  confuse, họ Đậu Leguminosae, bồ đề ( ? ) - an tức Styrax sp.  thuộc họ An Tức- Styracacae không phải họ  Dâu Tằm Moraceae, tông Sung  Ficus, bạch đàn- thông tre  Dacrydium elatum,  Podocarpus neriifolius ( faux pemou ) Podocarpus brevifolius, họ Kim Giao Podocarpaceae, không phải nhóm Eucalyptus sp. trồng lại nhiều rừng miền Trung. Một số sử dụng vào mục đích làm nguyên liệu cho công nghệ giấy.     

     Sách Đỏ Việt Nam liệt kê ở tỉnh Tuyên Quang 18 lòai thực vật quí hiếm có nguy cơ tuyệt tích như táu ( pantace ) Bắc bộ Vatica tonkinensis,  táu muối vùng đá vôi Vatica chevalieri, táu vỏ vàng, làu táu trắng  Vativa odorata, hòang( hùynh ) đàn rũ, ngọc am ( weeping thuya)  Chamaecyparis funebris họ Tùng Cupressaceae, nghiến Tuyên Quang  Excentrodendron  hsienmu, họ Cò Ke Tiliaceae v.v…

        Động vật
       Động vật ở Tuyên Quang khá phong phú và đa dạng. Kiểm kê định danh được 293 lòai trong đó 51 lòai thú rừng  thuộc 19 họ động vật ; 175 lòai chim thuộc 45 họ, 5 lòai bò sát  và 17 lòai lưỡng cư – amphibian  thuộc 5 họ . 35 lòai động vật đã được liệt kê là  quí hiếm. Sách Đỏ ghi là có18 lòai động vật, 12 lòai chim, 12 lòai bò sát và một lòai lưỡng cư bị nguy  cơ tuyệt tích.  6 lòai có vú- mammal species  được xác định trong tỉnh nhà là Cọp ( hổ ),  Gấu đen Á châu – Asian Black Bear, Báo mây – Clouded Leopard , Hươu nhỏ Ấn Độ- Indian Muntjac (một lòai hươu nhỏ), Voọc  Đen - Black Gibbon , Beo da mơ – apricot panther,  Hươu( Cheo ) Sambar( một hươu nhỏ khác )  và  Dê  Núi – Sumatran  Serow ( một lòai dê nhỏ ). Các linh trưởng xác định là Voọc mũi hếch – Tonkin snub- nosed Monkey, Khỉ -Francois Monkey, Khỉ ăn lá - Phayre Leaf monkey . Lòai cuối này  hình như đã tuyệt tích.  Đặc biệt còn tập trung ở khu bảo tồn Tát Kẻ - Bản Bung, huyện Na Hang  là nhóm chim  như trĩ, gà lôi trắng, phượng hòang … ; nhóm bò sát lưỡng cư như ruà núi, baba trơn, kỳ nhông xám, kỳ nhông xanh …   
Khỉ Francois

      Tài nguyên khoáng sản    

    Tuyên Quang giàu khóang sản kim lọai hay không kim lọai, nhưng phần lớn  quy mô nhỏ và điều kiện khai thác khó khăn. Quặng Sắt ở 10 mỏ  trong tỉnh, trữ lượng 10- 13 triệu tấn ở Phúc Ninh, Hà Văn, Thau  Cây, Cây Vaum, Cây Nhãn, Đông Kỳ Lâm, Làng Mường và Làng Lệch. Đã khám phá 24 mỏ Kẻm ( Zinc )- Chì( Lea  và 1 điểm quặng ở Thượng Am – Sơn Dương,  Đông Quan – Bình Ca,  Nang Khay – Na Hang, Hàm Yên – Bắc Nhung, Ba Xứ -Kiến thiết và Hưng Lợi – Trùng Minh ( Thanh Cốc ); trữ lượng ước  tính  Chì  - Kẻm ở mức C2  là  619 298 tấn, mức P1 là 981 482 tấn và mức P2 là 1 032 897 tấn.  Quặng Thiếc- Tin   phân bố ở Bắc Lũng, Kỳ Lâm, Thanh Sơn, Kháng Nhật ( Ngòi Lem ) và Ngọn Đông ( ? ): ước tính trữ lượng là 50 000 tấn. Trung bình một năm từ 1999- 2000  khai thác 400- 500 tấn, đa số là thiếc sa khóang. 
Khai thác quặng sắt ở Tuyên Quang
Nếu khai thác quặng gốc, cần  tính  tóan kỷ hơn vì  chi phí lớn hơn so với khai thác thiếc sa khóang.  Quặng Vonfram  sa khóang  ở mức C1+ C2  là 674 tấn WO3.  Quặng Ăngtimoan  với  trử lượng là  1 191 000 tấn ở Chiêm Hóa cho 5 điểm  trong số  10 điểm có quặng,  Na Hang ( 4 điểm ), và Yên Sơn ( 1 điểm ). Năm 2000 đã khai thác được 70 000 tấn quặng.  Quặng mangan phân bố ở  7 điểm  huyện Chiêm Hóa và trử lượng  riêng điểm quặng vùng Làng Bai ( ? ) ở mức C1 +C2 là 170 149 tấn  1 điểm ở Na Hang , trữ lượng ước chừng là 3.2 triệu tấn. Tại Nà Pết – Chiêm Hóa năm 2000 đã  khai thác được 1500 tấn, phục vụ cho các ngành đúc các hợp kim và làm pin,  lọai pin nhà máy Văn Điển. Ba rít tập trung ở các huyện Sơn Dương ( Ao Sen, Hang Lương, Tân Trào, Ngòi Thia … ), Yên Sơn  ( Làng Chanh, Xóm Hoắc, Xóm Húc), Chiêm Hóa ( Hạ Vi ); trử lượng chừng  2 triệu tấn. Các mỏ hầu hết là lộ thiên, khai thác rất thuận lợi.  Năm 2000 đã khai thác khỏang 10 000 tấn quặng  để làm chất trợ dung cho ngành khoan dầu khí và làm sơn tổng hợp.  Đá vôi có trữ lượng hàng tỉ m3, phân bố ở phía Bắc huyện Na Hang, huyện Chiêm Hóa  và một số nơi các huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, thị xã Tuyên Quang. Đáng chú ý nhất là mỏ đá vôi Tràng Đà trên bờ sông Lô thuộc thị xã Tuyên Quang, có trữ lượng lớn hàm lượng CaO  49 – 54% đủ tiêu chuẩn sản xuất xi măng cao phẩm, khai thác và vận chuyễn thuận tiện. Và mỏ đá trắng Bạch Mã ở xã Yên Hương, huyện Hàm Yên, trữ lượng chừng 100 triệu m3, sản xuất đá ôp lát… , nhưng chỉ khai thác qui mô nhỏ vào năm 2000, khỏang 20 000 m3 một năm. Về đất sét, đáng kể nhất là mỏ đất sét Tràng Đà, nằm cạnh mỏ đá vôi cùng tên và được dùng sản xuất xi măng. Các khóang sản như pirít, vàng sa khoáng và sõi cuội cũng tìm thấy trong tỉnh, nhưng với số lượng nhỏ.                                  
                                                             
       Danh Lam Thắng cảnh

  Danh lam thắng cảnh , Tuyên Quang ngày nay đề cao trước tiên, thuộc  cuộc Cách Mạng tháng 8 dành độc lập của Việt Minh- Việt Nam độc lập Đồng Minh Hội ( lúc ban đầu chưa được Tàu – Nga nhìn nhận viện trợ dồi dào, đã phải che dấu lốt Cọng Sản hầu thu phục các thành phần  Cách Mạng Quốc gia tư sản và tiểu tư sản đánh Pháp ). Đặc biệt là di tích Tân Trào, ở một thung lũng nhỏ huyện Sơn Dương, cách trung tâm thị xã Tuyên Quang 41 Km,  cách Hà Nội  chừng 200km về ở phía Tây Bắc. Tân Trào đựoc chọn làm thủ đô  của khu giải phóng.Trong suốt thời kỳ kháng chiến  chống Pháp, đây là hậu phương vững chắc,  là An Tòan Khu với những chiến công lừng danh đất nước  như chiến thắng sông Lô … Ba di tích chánh là Đình Tân Trào ,nơi Quốc hội họp ngày 16 tháng 8/ 1945, Đình Hồng Thái, nơi Quốc hội  đón mời các thành viên tham dự  và Cây Đa – Banyan Tree Tân Trào , cách Tân Trào 100m  về phía Bắc .    
Na Hang 
       Một tiềm năng du lịch lớn khác của tỉnh nhà là khu vực  thắng cảnh tự nhiên Thượng Lâm , cách huyện lỵ Na Hang 25Km . Đây là cảnh đẹp , núi non hùng vĩ của  99 ngọn núi  được coi như một Hạ Long cạn.  Ngòai ra còn có  Thác Mơ-Pắc Ban , cách thị xã Tuyên Quang 111 km, vẽ đẹp nguyên sơ thuần khiết; các hang động đa dạng cảnh sắc như  hang Tiên ( Hàm Yên ), hang Thẩm  Hốc, Thẩm Vài, Bó Ngoặng, Mỏ  Bài ( Chiêm Hóa );  khu bảo tồn thiên nhiên  Tát Kẻ - Bản Bung ( Na Hang), diện tích 41 000 ha, trong đó 26 000 ha là rừng nguyên sinh và các nguồn nước khoáng giá trị Mỹ Lâm, Bình Ca. Nước khoáng Mỹ Lâm ở huyện Yên Sơn cách thị xã Tuyên Quang  13 km về phía Đông Nam, khám phá năm 1965. Về khảo cổ, ở Bình Ca, An Tượng, An Khang ( Yên Sơn)  và Chiêm Hóa đã phát hiện nhiều di vật như rìu đá, mũi giáo, các công cụ lao động  thuộc thời kỳ  đồ đá mới, các khuôn đúc tiền, trống đồng …Ở huyện Chiêm Hóa, còn lưu giữ tấm bia  Chùa Bảo Ninh - Sùng Phúc, cao  1.45 m và rộng 0.8m. Ở thị xã Tuyên Quang, có thành nhà Mạc xây dựng  năm 1592 .                            
Thác Mơ-Pắc Ban
Phần II : 
Lạm bàn phát triển Tuyên Quang.
                
      Tổng quát về phát triển kinh tế

Công Nghiệp
     Tuyên Quang là tỉnh miền núi có nền kinh tế điểm xuất phát thấp, sản xuất  nông lâm nghiệp chiếm ưu thế. Trước đổi mới 1986, Tuyên Quang là một bộ phận tỉnh Hà Tuyên với nền kinh tế phát triễn chậm, lạc hậu. Thời kỳ đan xen giữa hai cơ chế quốc doanh và thị trường các năm 1986- 1990, Tuyên Quang cố thích nghi tiếp cận cơ chế mới, mức tăng trưởng tổng sản lượng quốc gia nội địa- GDP còn thấp. Năm 1991, Tuyên Quang chỉ  đạt 161.9 tỉ  đồng VN và năm 1994 là 231 tỉ đồng, tính theo giá cố định năm 1989. Mức tăng GDP trong thời kỳ 1991- 1994  trung bình hàng năm là 11. 6%, cao hơn mức trung bình  của vùng Đông Bắc ( 9.1 % ) và cả nước ( 7.9 %). Trong thời kỳ 1995- 1998, mức  tăng trưởng có giảm sút chỉ đạt 8.3 %, nhưng cũng vẫn cao hơn mức bình quân của cả nước. Tuy việc chuyễn dịch cơ cấu kinh tế đã diễn tiến theo chiều hướng tích cực, tỉ trọng năm 1998 của nông –lâm- ngư nghiệp vẫn còn quá cao 53. 5 %  so với  56.5 % năm 1995 ; của dịch vụ là 33.9 % so với  28.2 % năm 1995;  của  công nghiệp -xây dựng là  quá thấp  12. 6 % so với  15.3 % năm 1995. 

Rừng Tuyên Quang
Các họat động kinh tế vẫn diễn ra chủ yếu  ở khu vực thị xã và các huyện phụ cận. Các huyện vùng cao, vùng xa ( Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên ) còn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò lảnh đạo, tuy kinh tế ngoài quốc doanh  được khuyến khích phát triễn. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngòai hầu như vắng bóng! Nhưng 10 năm sau vào các năm 2005- 2010,  tỉnh Tuyên Quang báo cáo  ngày  29 tháng 10 năm 2011, nhân dịp kỷ niệm năm thứ 180 ngày thành lập tỉnh,  mức tăng trưởng kinh tế trung bình đã đạt 13 %  và GDP mỗi đầu người – per capita    702 $ US ( đô la Mỹ ), gấp 2. 3  lần  năm 2005. Năm 2006, tỉ trọng nông – lâm- ngư là 36. 5%, dịch vụ 36.4 % và công nghiệp xây cất là 25.1 % . Năm 2010, nông -lâm -ngư chỉ còn 25% ; dịch vụ  35 % ;nhưng  công nghệ - xây dựng đã lên đến 40 % .
 
         Phát triển hạ tầng cơ sở giao thông vận tải, điện lực… căn bản cho phát triển

        Giao thông vận tải
  

Mãi cho đến  các năm 2000 – 2005 mạng lưới đường xá tỉnh nhà mới mới được liên tục nâng cấp, làm mới và kéo dài tận thôn bản. Tuy  phát triễn  kinh tế xã hội cho Tuyên Quang đã cất cánh đi vào giai đọan mới  đất nước: đô thị hóa, công nghiệp hóa, ngành giao thông tỉnh vẫnthấp kém, chưa đáp ứng yêu cầu. Loại hình giao thông vận tải Tuyên Quang tương đối đơn điệu, chủ yếu là đường ô tô và  một phần là đưòng sông. Không có đường sắt, sân bay …  Năm 2000, ước tính tỉnh nhà có khỏang 2000 km quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã.  Quan trọng nhất l à các quốc lộ 2 và 37. Quốc lộ 2  là tuyến giao thông huyết mạch, tạo nên các mối liên hệ  kinh tế giữa Tuyên Quang và các tỉnh khác. Quốc lộ 2 chạy qua các huyện phía Tây của tỉnh, nối Tuyên Quang với Hà Nội ( qua  các thị trấn Yên Sơn, Đoan Hùng, Phong  Châu, Việt Trì,  Vĩnh Yên)  ở phía Nam và với Hà Giang (  Hàm Yên, Vĩnh Tuy, Bắc Quang, Hà Giang đến Thanh Thủy  gần biên giới  Việt -Trung rồi qua quốc lộ Tàu  tỉnh Vân Nam – Trung Quốc )  ở phía Bắc. Đọan qua lảnh thổ tỉnh dài  chừng 90 km, gần như song song với sông Lô. Quốc lộ 37, theo hướng Đông-Tây từ Thái Nguyên qua Tuyên Quang sang Yên Bái, đọan trong phạm vi tỉnh dài 63 km.  Chiều dài quốc lộ trong tỉnh, năm 2010, là  340 Km ( 2, 2C và 37 ) .  Chiều dài tỉnh lộ Tuyên Quang đã tăng từ 238 Km năm 2000 đến 595 km năm 2010 , gồm các tuyến Trùng Dương- Nà Ca ( tỉnh lộ dài nhất  kéo từ Hàm Yên qua Chiêm Hóa – Vĩnh Lộc đến Na Hang ), tuyến  Chiêm Hóa - Minh Đức, tuyến Phúc Ứng- Quảng Cư, tuyến  Sơn Dương -Tân Trào, tuyến Đài Thị - Kéo Mát  và tuyến Thượng Ấm -  An Hòa. Chất lượng tỉnh lộ phần lớn còn kém cỏi, cần nâng cấp nhiều. Các đường trục trong phạm vi  từng huyện thị, tổng chiều dài  hơn 600 km  bo gồm thị xã Tuyên Quang các trục xã ngọai thị dài 29km ), các huyện Na Hang ( 76km ), Chiêm Hóa( 147km ), Hàm Yên ( 109 km ), Yên Sơn ( 140 km ), Sơn Dương ( 105km ). Các đường này chỉ rộng  3- 5m , chất lượng kém,  thường không có cầu bắc qua sông ngòi, phải qua ngầm và về mùa mưa ô tô  không đi lại thường xuyên được. Số còn lại là các đường liên thôn bản, chiều rộng  từ 1-2 m , chất lượng xấu. Năm 2000, trong tỉnh chỉ có 28 xã có đường nhựa đến tận trung tâm xã, số còn lại là đường đất, đường cấp phối. Nay thì hầu như  tòan thể các đường vào thôn bản dều trải nhựa, tuy vẫn còn một số xã  chưa có đường ô tô đến, chủ yếu là các vùng cao.
        Về đường sông, sông Lô và sông Gâm  là hai tuyến giao thông chánh, tổng chiều dài 247 km.  Trên sông Lô, đọan từ  thị xã Tuyên Quang về xuôi, khả năng vận tải tương đối tốt. Đọan từ thị xã đến Bợ ( huyện Hàm Yên ), khả năng vận tải hạn chế hơn. Trên sông Gâm, chỉ đọan từ thị xã đến Chiêm Hóa là đáng chú ý, nhưng chỉ họat động được với các phương tiện vận tải lọai nhỏ và tùy theo từng mùa.                 
           Vận tải  theo đường ô tô chiếm ưu thế, cả trên phương diện khối lượng hành khách lẫn khối lượng hàng hóa vận chuyễn. Vận tải hành khách bằng đường sông có phần giảm sút, trước khi tổ chức các chuyến du lịch nội tỉnh  bằng tàu  trên sông. Dự án giao thông tỉnh 2010 -2015 dự trù thiết lập đường sắt ( xe lữa) năm 2015.
          Nay viễn thông kỷ thuật số cận đại  nối kết bằng sợi quang-  optical fibers  chuyễn các làn sóng vi ba đến cả  6 huyện  và thị xã, nối trực tiếp với hệ thống quốc gia và quốc tế. Tất cả các huyện thị đều có trạm thu phát truyền hình; sóng truyền hình đã phủ  tòan thể địa bàn tỉnh. Khu vực thị xã  và các vùng lân cận có thể xem chương trình đài truyền hình Tuyên Quang. Các huyện thị  đã xây dựng tổng đài điện tử. Tỉ lệ dùng máy điện thọai tỉnh là 34/ 100 đầu người.  1/100 người  dùng dịch vụ  Internet – ADSL.
         Gia cư, xí nghiệp, được cung cấp  từ hệ thống cung cấp nước sạch Tuyên Quang, dung tích  tổng cọng là 28 000 m3/ngày.
         Tuy nhiên  cho đến năm 2000, Tuyên Quang chỉ mới có  hai trường trung học chuyên nghiệp ( y tế và kinh tế kỷ thuật). Nhân công lao động tỉnh rất trẽ nhưng hiện chỉ mới  26 % lao động trẽ là được huấn luyện . Cả 4 bệnh  viện tuyến tỉnh, năm 2000, đều tập trung ở thị xã Tuyên Quang. Số giường, cơ sở kỷ  vật chất kỷ thuật v.v…  các bệnh viện  huyện còn hạn chế; bệnh viện Na Hang chỉ  có 70 giường.

         Thũy điện Tuyên Quang trong khuôn khổ phát triễn tiềm năng thủy điện Việt Nam

        Hệ thống thủy điện đáng kể ở Tuyên Quang là hệ thống Na Hang trên sông Gâm gần núi Pac Ta, còn có tên là Đại Thị là hệ thống thủy điện  lớn thứ nhì ở miền Bắc sau hệ thống  Hòa Bình trên Sông Đà, trước khi hòan thành đập Sơn La. Dự án trị giá 450 triệu đô la Mỹ được chấp thuận xây cất ngày 22 tháng chạp năm 2002: công xuất thiết kế là  342 000 kw và tạo ra 1. 2tỉ  kw/ giờ điện. Đập xây bằng đá – rockfill,  đỉnh dài- crest length  718m. Họat động năm 2008.  Đập thủy điện nhỏ Chiêm Hóa  cũng đã họat động, công xuất  45 000kw. Điện cả hai đập được nối kết với mạng lưới  220kv và 110kv Thái Nguyên – Yên Bái – Tuyên Quang.  Tuyên Quang dự tính tiếp tục đầu tư vào thủy điện ở Hưng( Hùng ) Lợi 1, Hùng Lợi 2( huyện Yên Sơn ), Thác Rơm ( huyện Chiêm Hóa ),  Nậm Vang ? ( huyện  Na Hang ),  Phù Lưu ( huyện Hàm Yên ) …  Năm 2011, mạng lưới điện quốc gia đã đến  95.4 % tổng số xã tỉnh và 82.3 gia thất tỉnh nhà đã có điện
Thủy điện Na Hang
        Thủy điện Tuyên Quang thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, năm 2007 đã thiết kế xong 2 028 000 kw sản xuất, 8. 598 tỉ kw/ giờ điện: phần lớn do đập Hòa   bình trên sông Đà (  xây  cất năm  1979 và  họat động  các năm từ 1988- 1994, tổng cộng xuất 1 920 000 kw, cách Hà Nội 74 km về phía Tây Nam, cũng đã là đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á năm 2007.  Nhưng sẽ bị đập Sơn La, dự trù họat động  2010- 2015, công xuất thiết kế đến  2 400 000 kw vượt mặt ) .                                
        Tiềm năng lý thuyết  tài nguyên thủy điện Việt Nam tổng cọng là  34.6 -  35  triệu kw( ADB TA – 4939 –Vie5/3/2008 ). Nhưng theo kỷ thuật và kinh tế, ước lượng chỉ khỏang 30-  33%  tiềm năng lý thuyết, nghĩa là tổng công xuất từ 18.6 đến  20 triệu kw. tạo ra   82- 1000  tỉ kw/giờ.  Chỉ có thể xây dựng  chừng 150 nhà máy thủy điện cở lớn và trung bình ( mỗi nhà máy trung bình công xuất từ 30 000 kw trở lên ) , công xuất tổng cọng chừng  18 đến 18. 6 triệu kw ( 90-93% tiềm năng kỷ thuật, - kinh tế ). Công xuất tổng cọng các nhà máy thủy điện nhỏ là từ  1,6 đến 2 triệu  kw ( 7- 10 % tiềm năng kỷ thuật -kinh tế tổng cọng ). Đến cuối năm 2007, công xuất tổng số máy thủy điện đã họat động là 4 460 000  kw, trong nhiều năm đã sản xuất khỏang 18 tỉ  kw/giờ. Nghĩa là hơn 20 %  tiềm năng kỷ thuật  kinh tế  đã được khai thác.

     Sau đây là 19 dự án  thủy điện đang thi công, để đưa vào vận hành vào thời kỳ 2010- 2015, do tổng công ty Điện Lực Việt Nam – EVN  làm chủ đầu tư , theo thứ tự từ Bắc vào Nam : Tuyên Quang Na Hang- Đại Thị - tỉnh Tuyên Quang -lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình  trên sông Gâm, công xuất 342 000 kw: Sơn La - tỉnh Sơn La trên sông Đà  2400 000kw ; Huội Quảng – tỉnh Sơn La trên sông Nậm Mu -sông Đà 520 000kw, Bản Chát - tỉnh Lai Châu 220 000 kw cũng ở trên sông Nậm Mù- Đà ; Bản Vẽ - tỉnh Nghệ An trên  lưu vực sông Cả 320 000 kw; Rào Quán -tỉnh Quảng Trị trên lưu vực sông Thạch Hãn 64 000kw; Sông Tranh 2 -tỉnh Quảng Nam trên  sông  Tranh thuộc lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn 190 000 kw: A Vương  - tỉnh Quảng Nam trên sông Thu Bồn, lưu vực Vu Gia-Thu Bồn  82000 kw; Sông Ba Hạ - tỉnh Phú Yên trên sông Ba lưu vực sông Ba  220 000 kw; An Khê – Kanak - tỉnh Gia Lai trên sông Ba lưu vực sông Ba  173 000 kw; Đồng Nai 3 -tỉnh Lâm Đồng  trên lưu vực sông Đồng Nai 240 000kw; Đồng Nai 4 - tỉnh Lâm Đồng, thuộc lưu vực sông Đồng Nai 270 000 kw; Đại Ninh - tỉnh Lâm Đồng  thuộc lưu vực sông Đồng Nai 300 000 kw; Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận, Phan Thiết trên sông Lũy 33 000 kw; Buôn Tou Srah - tỉnh Đắc Lắc trên sông Srepok, lưu vực Srepok 86 000 kw ;  Buôn Knop - tỉnh Đắc Lắc trên sông Srepok 280 000 kw;  SrêPok 3 - tỉnh Đắc Lắc  lưu vực sông Srepok  220 000 kw; Pleikrong  - tỉnh Kontum, trên sông Sesan, lưu vực sông Sesan 110 000 kw; Sesan 4 -tỉnh Gia Lai trên sông Sesan, lưu vực sông Sesan  330 000 kw. 

   Ngòai các dự án EVN, tính đến tháng chạp năm 2007 , 12  dự án thủy điện lớn hơn 30 000 kw,  không  thuộc EVN, đã được vận hành: Hòa Bình-tỉnh Hòa Bình trên sông Đà lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình 1820 000 kw; Thác Bà – tỉnh Yên Bái, trên sông Cháy lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình 108 000 kw; Vĩnh Sơn – tỉnh Bình Định  trên sông Côn lưu vực sông Côn 66 000 kw; Sông Hinh - tỉnh Khánh Hòa trên sông Hinh   , lưu vực sông Ba  70 000 kw; Yaly -biên giới hai tỉnh Kontum và Gia Lai trên sông Sesan, lưu vực sông Sesan  720 000 kw; Sesan 3- tỉnh Gia Lai trên sông Sesan, lưu vực sông Sesan  260 000 kw; Thác Mơ -tỉnh Bình Phước trên sông Bé, lưu vực sông Đồng Nai;  Cần Đơn- tỉnh Bình Phước trên sông Bé, lưu vực sông Đồng Nai  78 000 kw;  Hàm Thuận -hai tỉnh  Lâm Đồng, Bình Thuận trên sông La Ngà, lưu vực sông Đồng Nai 300 000 kw ; Đa Mi-  hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận trên sông La Ngà, lưu vực sông Đồng Nai 175 000 kw;  Đa Nhim - hai tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận trên sông Đà Rằng. lưu vực  sông Đồng Nai 160 000 kw;  Trị An - tỉnh Đồng Nai  trên sông Đồng Nai, lưu vực sông Đồng Nai 400 000 kw.
      Tính đến cuối năm 2008 , 20 đập và nhà máy thủy điện đã xây dựng xong,  tổng công xuất  3 200 000 kw, trong số này 15 thuộc EVN . Ngòai ra phải kể đến rất nhiều nhà máy thủy điện nhỏ và trung bình ( công xuất từ 10- 50 kw), tổng công xuất  350- 400 000 kw, đã xây cất và họat động năm 2010. Sau năm 2010, sẽ còn thêm  21 dự án thủy điện đang nghiên cứu khả thi hay đã thi công. Công ty cố vấn SWECO- STAKRAFT-NORPLAN, căn cứ trên căn bản khảo cứu địa chất đồ bản 1/50 000, nghiên cứu  lảnh thổ địa phương, nâng cấp các  tiêu chuẩn tính tóan  kỷ thuật – kinh tế, ảnh hưởng xã hội và môi sinh, đã xếp vào hạng cao nhất các dự án Nho Quế 3, công xuất  190 000 kw, Lai Châu  1200 000 kw , Thượng Kon Tum  260 000 kw, Huội Quảng  520000 kw, Sông Bung 2 160 000 .

     Theo ước tính đến các năm 2016- 2017,  hầu hết tiềm năng thủy điện Việt Nam sẽ được khai thác hết, tổng công xuất tái ước lượng là  15 000 000 kw.  Theo ước  lượng cũng năm 2008,  đến năm 2015, tài nguyên khí dầu ( gồm khí dầu song hành  và thiên nhiên –  parallel and natural gas ) sẽ tăng từ  11.1 tỉ m3  đến 14.6 tỉ m3  năm 2015 và 14- 15.6 tỉ m3 năm  2020 . Yêu cầu khí dầu các lảnh vực khác ngòai điện tua bin khí là cho công nghệ phân bón hóa học, ( Phú Mỹ, Cà Mau ), công nghệ thép, đồ sành sứ, xi măng … sẽ tăng từ 5 tỉ m3  năm 2008 đến 6.75 tỉ m3 năm 2010 và mỗi năm, sau năm 2010, sẽ tăng thêm 1.8- 2 tỉ m3 .
       Như vậy Việt Nam bắt buộc phải dự trù  thêm nhà máy nhiệt điện -thermal electric plants từ tài nguyên than đá và nhà máy điện hạt nhân( nguyên tử).                                             
        May mắn là nay Việt Nam đã có liên lạc phát triễn kinh tế, chánh trị … mật thiết với  hai lân bang Đông Pháp cũ là Lào và Cam Bốt. Các đập thủy điện Nam Lào  sẽ được xây cất sau năm 2010, ngòai đập Se Kaman 3 công xuất 250 kw  khởi sự xây dựng truớc năm 2008 để bán điện cho Việt Nam  là : Se Kaman 1- 488 000 kw, Se Kong 4 - 485 000 kw, Se Kong 5 – 405 000 kw, Nam Kông – 240 000 Kw. Nếu mọi dự án đã kể ra đều thu tập lại ở vùng Ban Sok thì rất thuận tiện cho đường dây cao thế  500kv, dài 180 km nối với trạm Pleiku. Hy vọng nhà máy Se Keman sẽ họat động năm nay 2012, rồi tiếp theo là Se Kong 4, Se Kong 5 và Nam Kong. Ngòai ra Việt Nam còn dự tính phối hợp với Lào Quốc qui họach phát triễn thủy điện  lưu vục sông Nậm U ( Bắc Lào ), có tiềm năng các nhà máy thủy điện tương đương với một lưu vực sông Đà, Việt Nam. Phía Tây - Bắc Cam Bốt  có vài dự án thủy điện dự trù phát triễn trước năm 2015 dể bán điện phần nào cho Việt Nam, như Sesan 3 Hạ 375 000 kw,  Srepok 2 Hạ ( ? ) 222 000 kw và Sesan Hạ  207 000 kw …         
         Còn về phía Trung Quốc , năm 2010, Việt Nam dự trù còn phải mua điện 2 tỉnh Vân Nam và Qủang Tây chừng  220 000 kw. Năm 2007 đã phải mua  của Vân Nam  450 – 500 000 kw qua  mạng lưới đường dây 220 kV. Các năm 2016- 2019, Việt Nam có lẽ còn phải mua khỏang 1 500 000 kw điện tỉnh Vân Nam, cung cấp điện cho trạm Sóc Sơn qua đường dây cao thế  500 kV, dài đến 400 km.
       Ước lượng, tiên đóan năm 2008 ,chiếu yêu cầu và phát triễn tiềm năng thủy điện và nhiệt điện, các năm 2011 – 2015, Việt Nam sẽ không đủ công xuất và điện lượng để sự dụng , đặc biệt từ năm 2015. Cho nên EVN  ngòai việc xây dựng, thi công các dự án  đã phải nghiên cứu nhập khẩu điện  hệ thống Trung Quốc qua các đường dây 220kV, 500 kV và  phải xây dựng các đập thủy điện ở Lào và ở Cam Bốt, hầu chấm dứt nhập khẩu điện Trung Quốc. Nhắc lại là năm 2003, Việt Nam đã khai thác được  19 tỉ kw/giờ  thủy điện trong tổng số tiềm năng là 82  tỉ kw/giờ; riêng tỉnh Vân Nam , năm 2003, đã khai thác  28.1 tỉ  trong số tiềm năng là  400 tỉ;, Thái Lan 4.6 tỉ trong số 49 tỉ; Lào  1.1 trong số  102 tỉ; Cam Bốt trong số  41 tỉ và Myanmar – Miến Điện 1.1 tỉ trong số 306 tỉ.  
       Trên phương diện chiến lược  phát triễn ở Việt Nam,  tài nguyên thủy điện được xem là ưu tiên ( STIMSO,  tháng 8 năm 2008 ) hơn là nhiệt điện , điện khí dầu, điện hạt nhân, nhập khẩu điện hay các điện thay thế ( gió, mặt trời, sinh khối, thủy triều … )  Năm 2006, thủy điện chiếm  39% điện các lọai khác, cao nhất trong mọi lọai điện ở nước nhà. Đến năm 2020,  chánh phủ Việt Nam hy vọng là tất cả nhà máy thủy điện sẽ  tạo ra tổng công xuất  13- 15 triệu  kw, duy trì địa vị chủ yếu  thủy điện ở nước nhà, cung cấp đến 62 %( ? )  tổng năng lượng điện Việt Nam.

             Phát triển du lịch

 Tuyên Quang đã liệt kê 467  vị trí đáng chú ý cho ngành du lịch. Nhưng ngành nay còn rất nhỏ bé; các  cơ sở lưu trú vừa ít , vừa chất lượng kém cỏi. Đến năm 2000, chỉ có 7 khách sạn , tổng số 141 phòng. Khách du lịch đến Tuyên Quang  ít ỏi và thất thường. Nếu năm 1996 số lượt khách là 23 158 (788 khách quốc tế) , năm 1999  chỉ còn 20 835 ( 321 khách quốc tế ). Ủy Ban Nhân dân tỉnh dự tính phát triễn du lịch cho đến năm 2010 , cọng thêm nhiều hướng về năm 2020, sẽ tụ điểm vào 3 lọai du hành tham quan lịch sử -văn hóa, sinh thái và và nghỉ giản. Vùng du lịch lịch sử văn hóa  sẽ bao gồm các di tích  ở An Tòan Khu  ở các xã Trung Yên, Tân Trào, Minh Thạnh, Bình Yên, Hợp Thành, Tư Thịnh thuộc xã Sơn Dương;  xã Kim Bình thuộc  huyện Chiêm Hóa  và các xã Kim Quan, Mỹ Bằng huyện Yên Sơn cũng như thị xã Tuyên Quang. Như đã nói trên, di tích Tân Trào với mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, cổ vật và phà bến nước Bình Ca chiến thắng Việt Bắc  kháng chiến 1947 ở Sông Lô -Bình Ca, các địa danh Đăng Châu - Châu Tự Do, Đèo Chắn, Khe Lau, Cây Số, khu rừng Nà Lừa, Khuổi Kịch, Hang Bòng…   
Suối khóang Mỹ Lâm
Ngòai các di tích, Tuyên Quang còn có thể  phát huy các lễ hội có thể thu hút du khách như  hội Lồng Tồng ( tháng giêng và tháng 9 ), hội đình Giếng Tanh  huyện Yên Sơn  10 tháng giêng ), hội đình Tân Trào ( 4 tháng giêng…. ).  Vùng nghỉ giản sẽ là  suối nước nóng – hot spring  huyện Yên Sơn   và nhiều nơi khác của thị xã Tuyên Quang. Nước khóang Mỹ Lâm, cách thị xã Tuyên Quang 13 km phía Đông Nam đã được khám phá thập niên 1960; năm 1965 đã có  trại điều dưỡng và  khu nhà nghỉ xây trên một ngọn đồi, du khách có thể đến đây tắm bùn khóang chất sulfides, nhiệt độ sảng khóai  40- 420 C, ngâm nước suối chửa nhiều bệnh đã ghi ở phần I. Vùng sinh thái  sẽ là hai huyện Na Hang và Chiêm Hóa, thị xã Tuyên Quang và khu vực bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung, Thác Mơ Pắc Ban, hồ đập thủy điện  Đại Thị, rừng rậm Chạm Chu, các động Thiên Đình, Tiên, Núi Đum… tham quan các danh lam thắng cảnh cũng sẽ tụ điểm vào các du lịch trong tỉnh bằng đò, tàu  sông và liên tỉnh.

          Phát triển công nghệ

        Cho đến năm 2007, sản xuất công nghệ tỉnh Tuyên Quang rất hãn hửu, thấp kém, tổng sản lượng chỉ đạt 1102 tỉ đồng VN, trong khi năm đó tổng sản lượng công nghệ Việt Nam đã lên đến 1.47 triệu tỉ đồng VN, 1300 lần lớn hơn Tuyên Quang. Các ngành công nghiệp chủ yếu tỉnh nhà là  khai khóang, vật liệu xây dựng  và biến chế nông lâm sản, ngòai công nghệ xây dựng hệ thống thủy điện, bưu điện viễn thông. Công nghiệp khai khóang đã được bàn nhiều ở trên rồi. Xi măng là một tiềm năng sản xuất quan trọng cho tỉnh nhà có nguồn đá vôi, đất sét phong phú. Nhưng sản xuất theo kỷ thuật lò đứng lỗi thời,  nên sản xuất xi măng mác thấp, chỉ phục vụ được cho nhu cầu địa phương. Hiện đang cố gắng thực hiện nhà máy xi măng hợp thời ( ? ) ở  phường Tân Quang, thị xã tỉnh lỵ. Các năm 1995- 2000, gạch ngói phần lớn do dân gian sản xuất cốt thõa mãn  riêng nhu cầu của mình, nên sản lượng giảm sút. Hiện tỉnh đang cố gắng hòan tất nhà máy gạch ngói cận đại ở An Hóa ( ? ). Cũng như gạch ngói, tỉnh nhà có nhiều tiềm năng khai thác đá xẻ, đá xây dựng, cát, sỏi …nhưng đa phần do dân gian  làm theo phương thức thủ công, mức sản xuất nhỏ bé.  Cần có kế họach kêu gọi vốn đầu tư ngọai tỉnh, nhất là mỏ đá trắng Tràng Bạch có thể xuất tỉnh được. Tuyên Quang cũng có nguồn nguyên liệu giấy phong phú và là một trong những tỉnh  đã được qui họach vào vùng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy Bải Bằng – Phú Thọ ( tĩnh Vĩnh Phú), nhà máy giấy và bột giấy thiết lập năm 1980 với tài trợ Thụy Điển. Tuyên Quang  chuyên chở gỗ nguyên liệu  làm bột giấy từ các rừng trồng lại của tỉnh cho nhà máy Bải Bằng. Năm 2000, tỉnh chỉ có một xí nghiệp quốc doanh  sản xuất giấy, công xuất 500 tấn/năm, sản lượng giấy thất thường. Cần nghiên cứu  hợp tác liên doanh mở rộng xí nghiệp này, tiến tới xây dựng một nhà máy tân tiến chế biến giấy và bột giấy quy mô lớn hơn. Không rỏ nhà máy giấy và bột giấy An Hóa, một trong những nhà máy lớn Đông Nam Á( ? ) nay đã hòan tất chưa và sản lượng mỗi năm bao nhiêu . 
Một góc trong khu vực sản xuất của Nhà máy Bột giấy
và Giấy An Hoà.
Công nghiệp chế biến chè ( trà ) tỉnh Tuyên Quang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triễn, nhưng đến năm 2000 vẫn là những xí nghiệp do trung ương quản lý , như nhà máy trà Tuyên Quang ở Yên Sơn, công xuất 42t/ngày, nhà máy trà Tháng 10 cũng ở huyện Yên Sơn, 13t/ngày, nhà máy trà Tân Trào ở huyện Sơn Dương, 26t/ngày. Cần cải thiện thêm  kỷ thuật chế biến trà đen xuất khẩu, ngòai trà xanh  chỉ tiêu thụ nội địa. Cũng cần  cũng cố công nghiệp  mía đường, tuy được xem là một thế mạnh nền kinh tế tỉnh nhưng chưa phát huy hết tiềm năng.  Các công nghiệp và tiểu thủ công khác, tỉ như cơ khí ( nông cụ cầm tay, máy tuốt lúa… ), thiết bị cho ngành điện lực nhất là các trạm thủy điện nhỏ trong hay ngòai tỉnh, chế biến  tinh dầu sã hay các nước hoa, nam dược, nước trái cây giải khát …  cũng cần lưu tâm chấn chỉnh tân trang , chuyễn đổi cơ cấu nếu cần.  
            Cuối cùng là phải cố gắng đào tạo, huấn luyện mọi tộc dân Tuyên Quang tiến mau hơn việc gia nhập công nghệ tri thức hơn hiện chưa có ở tỉnh nhà, chuyễn đổi xã hội tư tưởng, cách  sống văn minh -văn hóa nông thôn  qua văn minh thành thị, đô thị sắp tới .
  
              Nông nghiệp Tuyên Quang  nên chuyển đổi qua hướng thị trường, chống đói  giảm nghèo hửu hiệu hơn

      Tổng số đất tự nhiên tỉnh nhà là  586 800 ha . Ngành trồng trọt vẫn  giữ vai trò chủ đạo ở nông nghiệp . Cây lương thực  chủ yếu là lúa và bắp ( ngô), dao động  sau  năm 2000 trên dưới  63 000 ha, giảm sút đến  trên 10 000 ha  so với  thập niên  1990 . Tuy nhiên  sản lượng qui thóc  liên tục tăng gia, bình quân theo đầu người  là 267 kg năm 1994, lên 350 kg năm  1999 và các năm 2005- 2010 trung bình đạt 440 kg . Nhờ các công trinh thủy lợi , tiểu thủy nông thường song song với các xây cất tiểu thủy điện, sử dụng các lúa cao năng mới ( lúa lai ưu thế lai, lúa cao năng nội phối kiểu lúa Thần Nông miền Nam ), sử dụng phân bón hóa học,  áp dụng lề lối canh tác tốt – GAP v.v… thâm canh hơn,  Tuyên Quang còn có thể tăng thêm  mức quân bình lương thực quy thóc, nếu cải thiện khảo cứu, khuyến nông, phổ biến thêm các giống bắp lai mới  tiềm thế đã  chứng minh ở nước nhà cao năng hơn nhiều;  tìm cách nới rộng thêm khoai lang , khoai mì( sắn ), các lọai khoai mỡ, khoai môn v.v… thay lúa “ rẫy” -lúa cạn ( lúa không  thời gian nào ngập nước cả thảy),  xen kẻ  giữa các hàng  cây công nghiệp lâu năm, làm tầng thấp các rừng trồng lại  làm gỗ hay làm bột giấy.
   Tuy có địa hình , dất đai khí hậu thích hợp cho cây trà ( chè ), nhưng Tuyên Quang  phát triễn còn chậm , năng xuất không cao  vì ít đầu tư thâm canh; một số khó khăn  về tiêu thụ,  giá cả chưa giải quyết dứt khóat,  thiếu các giống cao năng hơn, kỷ thuật biến chế trà đen  dễ cạnh tranh trên thế giới hơn trà xanh, trà Ô Long….chưa được đầu tư đúng mức . 
Cây cà phê lọai Arabica  thích hợp cho quanh thị xã Tuyên Quang 

Cây cà phê lọai Arabica  thích hợp cho quanh thị xã Tuyên Quang  và các vùng đất đồi  các huyện Na Hang, Sơn Dương  diện tích nay đã có lẽ trên mấy ngàn ha, nhưng không rỏ năng xuất các giống Arabica ( Brasil , Colombia … ) thích hợp nay là bao nhiêu, có lợi  cho nông dân như lọai cà phê vối Robusta ở miền Nam, Tây Nguyên không ?  Mía làm đường cũng vậy, mở rộng chủ yếu theo hướng khai thác đât đồi, tập trung vào các huyên Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa , tuy nay sản lượng mỗi ngày mỗi gia tăng, nhưng sự tuyễn chọn  hay nhập nội  những  giống mới tân tạo,  năng xuất  và chữ đường cả mùa  tơ lẫn mùa gốc cao hơn , thích hợp hơn cho Tuyên Quang,  cũng như lịch trình ( mía mùa thu , mía mùa xuân…  ) trồng và thu họach hợp lý kéo dài thêm  thời gian họat động các nhà máy đường tỉnh nhà , cần chỉnh đốn đầu tư hơn nữa.  Về đậu phụng ( lạc ), trồng nhiều ở các huyện  Chiêm Hóa, Sơn Dương, Yên Sơn  cần phát triễn những vùng chuyên canh  cả hai mùa đậu phụng ( xuân và thu ) trên đất soi bãi ven sông suối  luân canh  ruộng một vụ lúa , xen canh cùng một số cây trồng khác .  Cũng cần ổn định cả hai vụ đậu nành ( đổ tương ) đông và thu trên  đất đồi, vùng soi bải hay trên ruộng một vụ lúa  và phải cố gắng đạt năng xuất gấp hai hay ba lần hiện tại, Cây sả phải chưng cất tinh dầu với máy móc cải tiến kỷ thuật chưng cất đốt than thay vì đốt củi, hầu  tăng thêm năng xuất dầu sã và hạn chế nạn phá rừng. Phải tận dụng các bờ ruộng lúa nước, bậc thang hay không ,trồng các lọai rau đậu, hoa kiểng nhiệt đới vào mùa hè, bán ôn đới hay ôn đới và mùa đông, có giá trị xuất khẩu, xuất tỉnh… Phát triễn cây ăn trái( ăn quả )  là một thế mạnh vùng đồi núi Tuyên Quang, một số đã khá nổi tiếng, trở thành sản phẩm hàng hóa  như cam Hàm Yên , quýt Ngọc Hội. Tuyên Quang còn phải cải thiện các dòng giống cam, quýt,  hồng,  nhãn, vải, cao năng cao phẩm hơn,  đặc biệt ven sông Lô, huyện Sơn Dương, thiết lập những vùng sinh thái cây ôn đới thay vì tự phát ( chú trọng vào các lòai mơ -mận tây- đào lông – đào trần, lai giống hai ba loài hay không  )  thích nghi khí hậu Tuyên Quang, đặc biệt dưới chân núi  đá vôi các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn. 

   Tiếp tục hay mở rộng thêm  Chương trình giảm nghèo đa dạng nông thôn – Rural Income   Diversification Project RIDP ,  Qủi tài trợ Quốc tế cho Phát triễn Nông Nghiệp- IFAD, Roma – Ý, thực hiện  các năm 2002 – 2010 ( năm 2011, IFAD đã khởi sự một chương RIDP mới, bao gồm Tuyên Quang và hai tỉnh lân cận ), cải thiện tình trạng xã hội kinh tế cho 49 000 gia thất    các vùng cao Tuyên Quang chú tâm giúp đở  các tộc dân thiểu số và  phụ nữ.   
Dự án RIDP Tuyên Quang: Hỗ trợ công tác thú y
Mục đích dự án là  tăng cường nối kết giữa các tiểu nông trại  với thị trường, hổ trợ chăn nuôi và trồng trọt, xây dựng các đường xá gia nhập thị trường và huấn  nghệ - vocational  training  cho giới trẻ.  Hai bài học kinh nghiệm  của RIDP  quan trọng  cho  những chuơng trình tương tự tương lai:  thứ nhất là phải phát triền liên hệ mật thiết  với các xí nghiệp tư, dù cho  các xí nghiệp này không phải là một thành phần của dự án; thứ hai là phải thám hiểm  tòan diện một phương thức phát triễn  cho các tộc dân thiểu số ở vùng  cao miền Bắc , nhất là không được xem các tộc dân thiểu số như thể nguyên khối - nhất phiến và phải thích nghi các chương trình với các đặc thù mỗi nhóm tộc dân. Trên hết là đề xướng một lề lối bao gồm  giáo dục, dịch vụ y tế, tăng cường hiểu biết máy vi tính – computer literacy.                      


     ( Irvine, Nam Ca Li- Hoa Kỳ ngày 9 tháng 2 năm 2012 ) 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét