Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Tỉnh Quảng Ngãi


Cố gắng biết rõ hơn một tỉnh miền Trung “ hay co” :
Công nghệ, Dịch Vụ tỉnh Quảng Ngãi có tiến như Đồng Nai – Biên Hòa, Bà Rịa- Vũng Tàu không ?
                               G S Tôn thất Trình

                                                             Quảng Nam hay cải, Quảng Ngãi hay co,
                                                              Bình Định hay lo, Thừa Thiên ăn hết.”

Phần I : 
Tổng quát
    
                 Vị trí :
     
   Quảng Ngãi ( Nghĩa ) là một tỉnh duyên hải biển Đông miền Trung Việt Nam  cách phía Nam Hà Nội 883 km và cách phía Bắc Thành phố Sài Gòn ( HCM ) 838 km;  vĩ tuyến 1500’ Bắc và kinh tuyến 1080 40’ Đông . Quảng Ngãi  là tỉnh then chốt  cho Vùng Trọng Điểm Kinh tế miền Trung, qui họach sau năm 1975 và Hành Lang  Kinh tế Đông Tây – East- West Economic Corridor.  Quảng Ngãi là trung tâm quan trọng cho hệ thống giao thông quốc lộ Nam Bắc số 1A , đường xe lữa ngang qua tỉnh nhà và quốc lộ 24 nối Quảng Ngãi với Tây Nguyên đến Lào, Căm Bốt, Thái Lan và Miến Điện – Myanmar.  Quảng Ngãi cảng sâu là Dung Quất, cách hai sân bay quốc tế Chu Lai 35 km và Đà Nẳng 120 km. Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, Nam giáp tỉnh Bình Định, Tây giáp tỉnh Kontum và Đông là Biển Đông – Thái Bình Dương.
     Diện tích tỉnh là 5137km2 ( 1983.6 dặm Anh vuông ). Dân số tháng 4 năm 2009 là 1217 150 người . Mức gia tăng dân số từ năm 2001- 2007 là 1 % mỗi năm, nhỏ bé hơn mức gia tăng dân đô thị ước lượng là 3. 9% mỗi năm, một trong tỉ xuất cao nhất các tỉnh  Duyên Hải Nam Trung Bộ. Tuy rằng Quảng Ngãi nay vẫn còn là tỉnh đô thị hóa kém  nhất vùng Duyên  Hải Nam Trung Bộ, chỉ 14.4%  sĩ số dân sống ở đô thị. Cũng như các  đồng bằng duyên hải miền Trung, thành phần tộc (sắc ) dân rất thuần nhất, hầu như tòan thể dân chúng ( trên  90% )  nay là tộc dân Kinh( Việt ).  Cộng đồng Hrê  chỉ khá nhiều  ở Tây Nam tỉnh.  Họ là đa số cư dân ở các huyện Ba Tơ, Sơn Hà (  trước đây gồm luôn cả huyện Sơn Tây ) . Một số nhỏ tộc dân Co  ( ? ) sinh sống ở huyện Trà Bồng  ( trước đây gồm luôn huyện Tây Trà . Ngòai ra còn một nhóm nhỏ tộc dân  Xê Đăng ở huyện Sơn Hà. Nhắc lại theo Mặc Đăng, Xê ( Xơ ) Đăng có chừng  73 100 người, nhiều nhất ở  hai tỉnh Gia Lai, Kontum  khỏang 45 330 người, H’Rê ( chừng 66 884 người, đông nhất ở Quảng Ngãi và Bình Định  65 797 người ), Co (  chừng 16 828 người, tập trung phía nam Đà Nẳng, và ở hai tỉnh Nghĩa Bình ), thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, nhóm Môn –Khmer. Còn tộc  dân Kinh hay Việt, ngôn ngữ khác hẳn, cũng thuộc họ Nam Á, nhóm Việt – Mường .
       Về hành chánh, nay Quảng Ngãi chia ra 13 huyện và  thị trấn duy nhất là tỉnh lỵ Quảng Ngãi . Đó là các huyện Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tây, Sơn Tịnh, Tây Trà, Trà Bồng, Tư Nghĩa, Lý Sơn ( huyện đảo Cù lao Ré ở Biển Đông ). Quảng Ngãi có 10 thị trấn huyện lỵ, 161 xã và  10 phường (theo thống kê năm 2002). 
  
               Suôi dòng thời gian và lịch sử
      
              Thời kỳ văn minh Sa Huỳnh,  đồng niên đại văn minh Đông Sơn ( sông Hồng ), Văn Minh Đồng Nai và văn minh Ốc Eo- Ba Thê ( sông Hậu ).
 
       Ở phía Nam quận  Đức Phổ  giáp giới tỉnh Bình Định là làng đánh cá, ruộng muối biển… Sa Hùynh và các địa danh lân cận, nơi các nhà khảo cỗ  Pháp đã  phát hiện đầu tiên di tích  một nền “văn hóa- văn minh Sa Huỳnh”  từ đầu thiên niên kỷ thứ hai đến 1-2 thế kỷ trước Công Nguyên ( BC ), thuộc  sơ kỳ thời đại đồng thau, đạt đỉnh cao thời đại sắt. Đó là  những bát gốm, mâm đồng hình con tiện được tô màu đỏ, chì, những hoa tai có mấu, những đồ trang sức hai đầu thú và tục chôn người  chết trong mộ chum  v.v… Các di tích này cũng được khai quật thêm tháng 7 năm 2011 ở  hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.  

Mộ chum Sa Huỳnh được nghệ nhân Lâm Dũ Xênh phối hợp với ông Tô Quang Dũng, chuyên viên phục dựng thuộc Hiệp hội UNESCCO Việt Nam, phục hồi nguyên dạng từ hàng nghìn mảnh gốm vỡ mộ chum Sa Huỳnh

Ít nhất là đã đào được một ngàn chum – jars, từ năm 1975. Chum đặt thẳng đứng, chứa các  đồ vật cúng dâng  như  đồ gốm đất nung - earthenware ceramics, các vật dụng  đồng thau và sắt, châu báu trang sức; vài đồ trang sức bị phá hủy  khi làm  tang lễ chôn cất. Chum cỗ và bông tai hai đầu thú cũng được khai quật ở nhiều xứ khác như  Đài Loan, Phi Luật Tân và Thái Lan, ngòai Việt Nam. Khiến nhiều nhà khảo cỗ cho rằng văn hóa Sa Huỳnh nhập vào Việt Nam từ Nam Á và là tiền thân của văn hóa  Champa  cũng đến Việt Nam từ Nam Á ( ? ) sau đó . Đôi khi bông tai hai đầu thú chế tạo bằng  gương- glass , đeo hai bên tai, ít nhất là một bông tai  di tích này  vẫn còn lũng lẳng ở một sọ người khai quật. Những đầu thú hai đầu ở cuối bông tai  giống như sừng bò lòai Pseudoryx  nghetinhensis, tìm thấy ở tỉnh Nghệ An.  Dù sao đi nữa, Sa Huỳnh là một  trung tâm văn minh văn hóa Việt Nam sơ khai, cùng niên đại với các văn minh  Đông Sơn – Sông Hồng,  văn hóa  lưu vực Đồng Nai, văn hóa Ốc Eo -  Ba Thê và vùng bìa rừng U Minh ( di tích Trăm Phố ), chiếu theo Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn , Hòang Xuân Chinh ( 1989 – 1995).
Đồ trang sức tìm thấy trong mộ táng tại Cần Giờ, TPHCM,
niên đại 2100 năm cách ngày nay.
       Nhà Hồ ngắn ngủi  ( 1400 – 1407 )chiếm Cỗ Lũy Động, nhưng chiến tranh Chiêm Việt liên miên ( Chiêm Thành lúc này đựợc Trung Quốc  nhà Minh ủng hộ triệt để),đến đời Hồng Đức Lê Thánh Tông  mới đặt được phủ Tư Nghĩa, phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay, thuộc Thừa Tuyên thứ 13 là Quảng Nam. Nhưng thành trì, thủ phủ Thừa Tuyên Quảng Nam lại  thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay .

         Theo Phan Khoang ( Việt sử xứ Đàng Trong, Quyễn Thượng- 1967 ), sau khi lên ngôi Hồ Hán Thương tháng 7 năm 1402,  đem đại quân đi đánh Chiêm Thành, cho Đỗ Mãn làm Đô Tướng. Vua Chiêm là Ba Địch Lại  - Jaya Simhavarman V, thua trận ở gần đất Chiêm sai cậu là Bố Điền dâng một con voi trắng, một con voi đen, phương vật và  đất Chiêm Động, để yêu cầu  vua nhà Hồ rút quân. Chiêm Động là phần phía Nam tỉnh Quảng Nam ngày nay, chia ra làm  hai châu Thăng, Hoa. Hồ Qúi Ly, cha của Hồ Hán Thương, ép Bố Điền đổi tờ biểu, phải nạp luôn cả Cổ Lũy Động nữa. Cổ Lũy Động là phần phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay,chia làm hai châu Tư, Nghĩa. Nhà Hồ  hạ lệnh cho dân có của mà không có ruộng ở Nghệ An, Thuận Hóa đem vợ con vào ở để khai khẩn. Còn Chiêm Thành thu lấy dân vùng này  đem về nước, dân ở lại dùng làm quân  đóng ở biên giới. Dân Việt vào khai khẩn  phải thích (  tục xâm mình lần đầu tiên ) hai chữ tên châu mình trên cánh tay. Người Chiêm Thành không có họ, ai có họ là dân Việt mới đến sau.  Năm 1403, Minh Thành Tổ lên ngôi ở Tàu, chiếu  theo tờ biểu bằng vàng lá   Ba Đích Lại xin  triều cống và tố cáo “An Nam” xâm lược, xuống chiếu răn giới nhà Hồ. Cũng năm 1403, Hồ Hán Thương  đóng thuyền nhỏ đánh Chiêm Thành, dự tính chia các đất từ Tư Nghĩa trở vào Nam đến biên giới Tiêm La ( Chân Lạp  ? ) làm châu huyện Việt, phong Phạm Nguyên Khôi  làm Đại Tướng Quân,   Đỗ Mãn là bộ quan đô tướng, vây thành Trà Bàn, nhưng Trà Ban được  phòng thủ vững vàng, sau 9 tháng hết lương, phải rút quân về. Năm Minh Vĩnh Lạc thứ hai (  1404 ), Chiêm Thành sợ không tồn tại được xin lệ thuộc bản đồ Minh Triều và xin Tàu  sai quan sang cai trị. Minh Thành Tổ gửi 9 chiến thuyền sang cứu Chiêm Thành, trách Hồ Hán Thương và gửi phẩm vật tặng Ba Đích Lại. Năm 1406 ( ? )  quân Minh  đánh quân nhà Hồ thua chạy, Chiêm Thành nhân cơ hội đem quân sang lấy lại Chiêm Động và Cổ Lũy Động. Quân Chiêm sau đó cũng lấy lại Thăng Hoa, rồi lại đánh Hóa  Châu.  Lấy được Chiêm Động và Cỗ lũy Động, năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), vua Chiêm sai đem mấy người tài giỏi Việt bị bắt, nạp cho nhà Minh. Không rỏ trong số này có kiến trúc sư Việt là  Nguyễn An ( hay là bị bắt những năm sau ) bị đưa sang Bắc Kinh làm nô lệ, nhưng lại giúp Vua Minh  Thành Tổ- Vĩnh Lạc vẽ và xây cất kinh đô thứ hai, nay là Tử Cấm Thành (hoàng thành đồ sộ Trung Quốc ngày nay ) Bắc Kinh. Nhà Minh bắt được cha  con họ Hồ  rồi, cử Đặng Tất  làm Đại Tri  Châu Hóa châu.
    Năm 1407,  Đặng Tất nghe tin Giản Định Đế nhà Hậu Trần dấy lên, bèn giết hết quân Minh, ra Nghệ An theo vua Hậu Trần. Nhưng năm 1409, vua Giản Định  nghe lời dèm pha giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân.  Đặng Dung, con Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Dị, con Nguyễn Cảnh Chân đem quân Thuận Hóa ra Thanh Hóa, tôn Trần Quí Khóach lên ngôi vua, hiệu là Trùng Quang. Năm 1423, Trương Phụ và Mộc Thạnh đem quân Minh đánh châu Thuận Hóa, bắt được Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị. Vua Trùng Quang chạy sang Lão Qua ( Lào ) cũng bị bắt, chấm dứt nhà Hậu Trần. Tuy Trương Phụ có đặt quan cai trị phủ Thăng Hoa, nhưng Chiêm Thành vẫn có đặt Trưởng lộ chiếm quản, nhà Minh   chỉ ghi tên mà thôi. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, sai trọng thần vào trấn thủ Hóa châu. Năm đầu Thiệu Bình ( 1434 ), thấy vua Thái Tông còn nhỏ, Chiêm Thành  cướp Hóa Châu, nhưng  phải rút về, khi Tư Mã Lê Liệt  đốc quân đánh đuổi. Vua Chiêm Ba Địch Lại mất năm 1441. Từ đó Chiêm Thành bị nội lọan, ngọai xâm, lần lần suy yếu. Năm 1446, Đô đốc Lê Thọ điều khiển quân nhà Lê, đánh tan quân Chiêm chiếm Cỗ Lũy, Ly Giang (? ), Đa Gia ( ? ) và thừa thế  đánh Trà Bàn, thắng lớn. Các vua Chiêm từ Ma Ha Qui Lai ( cháu  Ba Đích Lai ? ) đến Ma Ha Qui Do ( giết anh lên ngôi  1449 -  1458 ), Bàn La Trà Duyệt ( Duyệt giết Quí Do  năm 1458), đều  cống nhà Minh và được nhà Minh phong vương. Riêng Trà Duyệt không cống vua Lê. Năm 1460, Trà Duyệt nhường ngôi cho em là Bàn La Trà Tòan. Trà Tòan  sai sứ sang cống  vua nhà Minh mới lên ngôi là Hiến Tông (  1465 ), để khôi phục lại đất đai nhà Trần lấn được ở Chiêm Thành, nhưng vua nhà Minh khuyên vua Chiêm  không nên khinh xuất, gây chiến tranh với Đại Việt. Thấy không được nhà Minh giúp, Trà Tòan sai sứ sang cống vua Lê Thánh Tông. Nhưng vua Thánh Tông muốn Chiêm Thành đối với Đại Việt như đối với Trung Quốc, buộc phải cống thêm. Chiêm Thành không chịu. Năm 1469, Trà Tòan sai sứ sang cống nhà Minh và sai quân đánh Hóa Châu.  Năm 1470, sau khi sai sứ  sang nhà Minh  kể tội người Chiêm quấy nhiễu, vua Lê Thánh Tông  thân chinh đánh Chiêm Thành. Ngày mồng một tháng 3 năm 1971, sau khi chiến thuyền quân Lê đến cửa biển Tân Áp (  phủ Tam Kỳ, Quảng Nam ) và cửa biển Cựu Tọa cách Tân Áp độ 7 dặm, chặn đường về 5000 quân Trà Tòan đánh lén ở cửa Sa Kỳ( ở tỉnh Quảng Ngãi ngày nay ), thừa thắng xuất quân đánh Thị Nại ( tỉnh Bình Định) ngày nay, tiến  đến hạ thành Trà Bàn, bắt Trà Tòan và  hơn 30 000 người. Hôm sau, ban sư về kinh đô. Em Trà Tòan là Trà Tọai ( sử Minh gọi lầm là Trà Duyệt ) trước khi bị bắt, có sai sứ  sang nhà Minh cáo nạn. Năm 14 72, sợ  “An Nam” cường ngạnh”  Minh Hiến Tông (  Thành Hóa thứ 8 ) sai sứ sang phong vương cho Trà Tọai, nhưng khi sứ Minh cầm  cờ tiết đến cảng Tân Châu ( cửa Thị Nại ) bị cảng cự,  mới biết rằng Chiêm đã bị “An Nam” chiếm cứ rồi. Vua Lê Thánh Tông lại sai tướng tá đánh tới, mở đất đến biên giới hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, dựng bia ở núi Thạch Bi, phân chia địa giới hai nước.  Uy quyền vua Đại Việt nay đến phủ Hòai Nhơn ( Nhân ), tỉnh Bình Định ngày nay. Hồng Đức năm thứ 2, tháng 6 năm 1471, vua Lê Thánh Tông  lấy đất Chiêm Thành vừa chiếm  đặt làm đạo Thừa Tuyên  Quảng Nam là đạo Thừa Tuyên thứ 13 của Đại Việt .  Thống lãnh 3 phủ, 9 huyện, phủ Thăng Hoa,  phủ Tư Nghĩa, phủ Hòai Nhơn. Phủ Tư Nghĩa có 3 huyện là Bình Sơn, Mộ Hoa và  Nghĩa Hành. Chúa Nguyễn Hòang đổi phủ Tư Nghĩa làm phủ Quảng Nghĩa. Thời Tây Sơn đổi làm Hòa Nghĩa ; Hòa Nghĩa trở về Nam thuộc Trung Ương Hòang đế   Nguyễn Nhạc , Thăng Điện  trở ra Bắc thuộc Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ . Còn Mộ Hoa thời  Thiệu Trị  đổi là Mộ Đức vì kỵ húy chữ Hoa. Năm 1490 , vua Lê Thánh Tông      đổi tên đạo Thừa Tuyên thành Xứ . Đời vua Hồng Thuận Lê Tương Dực đổi tên  Xứ làm Trấn . Khi Đoan quận Công Nguyễn Hòang vào trấn thủ Thuận Hóa  thì Trấn quốc công Bùi Tá Hán làm tổng trấn Quảng Nam. Năm 1568, Tá Hán mất. Năm 1570, Thái sư Trịnh Kiểm cho Nguyễn Hòang từ Tây Đô trở về trấn Thuận Hóa và cho kiêm nhiệm luôn trấn Quảng Nam.  Nguyên quận công Nguyễn Bá Quýnh thay Tá Hán làm Tổng Binh cai trị trấn Quảng Nam, trao lại trấn này cho Nguyễn Hòang kiêm lảnh, và  đổi về  trấn thủ Nghệ An.  Năm 1602, Nguyễn Hoàng  đổi tên Xứ thành Dinh , nhập huyện Điện Bàn,  thuộc phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa vào Dinh Quảng Nam. Xứ  Quảng Nam, năm  1602,  chỉ mới đến  phủ Hòai Nhơn và biên giới cực nam  là huyện Tuy Viễn( nay là Tuy Phước ; bên kia Tuy Phước là đất Chiêm Thành. Cũng vào năm 1602, Nguyễn Hòang cho xây dinh trấn thủ Quảng Nam tại xã Cần Húc, huyện Duy Xuyên. Trước khi có dinh Cần Húc, tất cả các vị trấn thủ  sau Bùi Tá Hán  đều đóng tại dinh Chánh Lộ, xã Cẩm Thành, huyện Chương Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Như vậy vua Lê Thánh Tông đã chọn Chánh Mông ( hay Chánh Lộ ) thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay làm tâm điểm cho  Đạo ( Xứ )Thừa Tuyên  Quảng Nam,  trên chiều dài Điện Bàn – Đá Bia. Một chi tiết khá  hy hữu về kiến trúc  thành trì dinh Chánh Lộ   là dinh trấn thủ Quảng Nam này  chỉ trổ có 3 cửa Đông , Tây và Bắc , không có  cửa Nam ( đề phòng quân Chiêm tấn công đến từ phía Nam chăng ? ).  Sách Đại Nam  Nhất Thống Chí về tỉnh Quảng Ngãi, mục thành trì, cũng ghi nhận là không có cửa Nam. 
      Năm 1611, Chiêm Thành đem quân sang xâm lấn, Đoan Quận công sai  chủ sự là Văn Phong  đem quân đi đánh  lấy đất Phú Yên phía Nam Tuy Viễn, đặt làm Phủ Phú Yên, chia ra hai huyện là  Đồng Xuân và Tuy Hòa. Dinh Quảng Nam lúc bấy giờ mới thật sự  đến Đèo Cả , biên giới tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa  ngày nay. Đời chúa Vỏ Nguyễn Phước Khóat, xưng Vương, chia lảnh thổ Đàng Trong ra làm 12 dinh. Phủ Quảng Ngãi thuộc dinh Quảng Nam  tục gọi là dinh Chiêm ở xã Cần Húc, cũng như phủ Qui Nhơn ( đổi tên từ Qui Ninh ). Tuy nhiên phủ Quảng Ngãi và phủ Qui Nhơn lại  đặt riêng chức Tuần vũ và  chức Khám lý để cai trị. Lúc này, các  đất đai sông Đồng Nai và sông Cữu Long gồm dinh Trấn Biên, dinh Phiên Trấn, dinh Long Hồ, và trấn Hà Tiên ( vì  Hà Tiên không do một trấn thủ mà do một đô đốc cai trị ). Đời vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh và phủ Quảng Ngãi thành tỉnh Quảng Ngãi và phủ Qui Nhơn thành tỉnh Bình Định ( có nghĩa là  vua Gia Long đã bình định lấy lại được phủ từ nhà Tây Sơn ). Thời Pháp thuộc cũng giữ nguyên danh tánh này.  
        Ngay sau khi  Nhật lật đổ chánh quyền thuộc địa Pháp, ngày 11 tháng 3 năm 1945,  đảng Cọng Sản đã tổ chức khởi nghĩa cướp chánh quyền ở Ba Tơ. Toán du kích quân Ba Tơ gồm hàng  chục ngàn dân quân đa số là tộc dân Hrê các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Minh Long ( thời gian này gồm luôn huyện Sơn Tây) họat động cho Việt Minh, đã nổi tiếng từ đó và tiếp tục kháng chiến chống ngọai xâm ở Quảng Ngãi, cũng như ở nhiều tỉnh khác  ( theo Lockhard, A Nation in Arm- The origin  of the People ‘s Army of Viet Nam, Sydney, Australia -1989). Trong thời gian  Chiến Tranh Việt Nam, Quảng Ngãi vẫn là tỉnh  Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam – hay “ Việt Cọng” họat động mạnh mẽ, với những chiến  dịch khốc liệt như  Malheur I , Malheur II,  Quyết Thắng 202 và những cuộc tàn sát dân chúng vô tội ở Bình Hòa, Diên Niên -  Phước Bình năm 1966 , Mỹ Lai năm  1968 … Cả đôi bên đối thủ đã mô tả  tình cảnh này : đặc biệt  là Nhật ký của Đặng Thùy Trâm  ( không kém  bi thảm của nhật ký Anne Frank, Hòa Lan thời Thế Chiến Thứ Hai), một  nữ bác sĩ miền Bắc xâm nhập đánh miền Nam ở huyện Mộ Đức và của  sách Tim O’ Brien “The Things They Carried”. Năm 1975, hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi sáp nhập nhau thành tỉnh  Nam Nghĩa. Sau đó lại tách ra thành hai tỉnh riêng biệt. 

     Ngòai các danh nhân  lịch sử  kể trên, có lẽ nên nói qua về hai nhân vật tỉnh nhà khác ít ai nói tới . Trước tiên là Nguyễn cư Trinh  tuy không sinh ở Quảng Ngãi, nhưng  công trình tại Quảng Ngãi cũng như mở mang xứ sở đến Hà Tiên-Cà Mau lại to lớn. Nguyễn Cư Trinh dòng dõi  họ Trịnh ở huyện Thiên lộc – Hà Tĩnh,  tổ tiên xưa là Trịnh Cam , Binh Bộ Thượng Thơ  dưới triều Lê.   Đến đời thứ bảy con cháu Trịnh Cam, chúa Minh Nguyễn Phước Chu, chúa  thương tài Trịnh  Đệ cho đổi  họ tên  thành Nguyễn Đăng Đệ . Con út Đăng Đệ là  Nguyễn Cư Trinh sinh năm 1716, đậu hương cống năm 1740, và được bổ làm Tri phủ Triệu Phong.  Năm 1750,  thời chúa Vỏ Nguyễn Phước Khoát ông được cử giữ chức   Tuần phủ ( Vũ ? ) Quảng Ngãi. Nơi đây thường có tộc dân Đá Vách Hrê ( ? ) khuấy phá, ông phải đem quân  đánh dẹp. Để khuyến khích quân sĩ trong cuộc bình định này, ông  có đặt ra tuồng Sải Vãi, tư tưởng Tống Nho như Hàn Dũ ở Trung Quốc và  Trương Hán Siêu ở Việt Nam, để động viên tinh thần các giới cứu nước. Công lao lớn nhất  là năm 1773, ông được phái đi đánh Thủy Chân Lạp, góp công lớn  vào cuộc mở mang đất miền Tây ( theo Nguyễn văn Sâm -  Dòng Việt số 22 năm 2008 ). 

Nhân vật lịch sử thứ hai  Phạm văn Đồng, sinh  ngày 1 tháng 3 năm 1906 ( mất  ngày 29 tháng tư năm  2000), tại làng Đức Tân, huyện Mộ Đức. tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1925, ông tham gia biểu tình sinh viên để tưởng niệm  nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. Năm 1926  đi Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc tham dự  lớp huấn luyện do Nguyễn Ái Quốc ( sau này đổi tên là Hồ Chí Minh ) tổ chức, rồi gia nhập hội Thanh Niên Cách Mạng Việt Nam, tiền thân của đảng Cọng  sản Việt Nam. Năm 1929, ông bị chánh quyền Pháp thuộc địa  bắt giam và kết án 10 năm tù đày ra Côn Đảo. Năm 1936, được chánh quyền Mặt trận Bình Dân Pháp  tổng ân xá  và thả ra khỏi tù. Năm 1940 chánh thức gia nhập đảng Cọng Sản Đông Dương, họat động theo đường lối Hồ Chí Minh lảnh đạo. Sau Cách Mạng tháng 8 năm 1945, được bổ nhiệm làm bộ Trưởng Tài chánh ở Chánh phủ  Việt Nam Dân chủ Cọng Hòa, Việt Minh mới thành lập.  Năm 1946 là trưởng phái đòan Việt Nam tại Hiệp Định Sơ bộ Fontainebleau. Tháng 5 năm 1954 cũng làm trưởng phái đòan chánh phủ Hồ Chí Minh ký kết hiệp định Giơ Neo - Geneva với thủ tướng Pháp Mendès France, trên tư cách là Phó thủ tướng kiêm nhiệm BộTài Chánh. Năm 1955 được bổ nhiệm làm thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cọng Hòa. Ông cũng là một lảnh tụ chống Mỹ ở Chiến Tranh Việt Nam. Ông liên lạc mật thiết với Chánh Phủ Trung Cọng để nhận  viện trợ Tàu đánh Mỹ. Ông cũng là một nhân việc chánh yếu  đàm phán hòa bình dưới các chánh quyền Mỹ Lyndon Johnson  và Richard Nixon. Ở đảng Cọng sản, ông là một nhà chánh trị khôn khéo, cố duy trì  một tư thế trung lập trong những cuộc đụng chạm nội bộ đảng, đặc biệt khi thống nhất Việt Nam, sau năm 1975. Chánh trị thực dụng này giúp ông giữ vị trí thủ tướng trong 32 năm trời,mãi đến khi ông được Đại hội Đảng thứ 6 cho phép nghĩ hưu năm 1987. ( theo tài liệu của James Logan Courier - Wikipedia  ngày 01 tháng 3 năm 2011 ). Tuy nhiên, trong bang giao với Trung Quốc ông đã “sơ hở”  gửi công hàm cho Thủ tướng Trung Quốc Châu Ân Lai ngày 14 tháng 9 năm  1958  nói rằng miền Bắc ( nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa) “công nhận và ủng hộ”   tuyên bố  ngày 4 tháng chín năm 1958  của Chánh phủ Trung Quốc  là các  quần đảo  Hòang Sa ( Tàu gọi là Tây Sa, tên ngọai quốc là Paracels) và Trường Sa ( Tàu gọi là Nam Sa, tên ngọai quốc là Spratleys ), cũng như Đài Loan và các đảo lân cận, quần đảo Penghu, quần đảo Dongsha và quần đảo Zhongsha là lảnh thổ Trung Quốc  ở biển Nam Hải -  South China Sea ( Việt Nam và hình như mới đây Úc  Châu ? gọi là Biển Đông – East Sea).  


Năm đó, miền Bắc đã nhận viện trợ Trung Quốc đánh miền Nam, cho nên Hà  Nội xem thái độ  không phản đối  tuyên ngôn Tàu là thực tiễn. Nhắc lại, Hòang Sa cách đảo  Hải Nam  chừng 150 dặm Anh  và Trường Sa chừng 550 dặm Anh về phía Nam . Tổng cộng có khỏang 150 đảo, phần lớn không dân cư, gồm nghiều rặng san hô và bải cát. Tháng giêng năm  1974, Quân đội Tàu tấn công và chiếm giữ nhiều đảo Hòang Sa  mà nhiều năm qua đã được chánh quyền Cọng Hòa miền Nam đóng giữ, khai thác phân chim và đánh cá quanh vùng. Hà Nội phản ứng đơn giản nói rằng mọi tranh chấp về lảnh thổ là phức tạp và và cần duyệt xét kỷ lưởng, giải quyết bằng đàm phán  theo “tinh thần  bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và tình nghĩa thân thiện lân bang”; không phản đối mạnh mẽ  hành động xâm lược của Trung Quốc, vì lúc đó đang nhận nhiều viện trợ kinh tế và quân sự Tàu. Tuy nhiên, Mai văn Bộ, đại sứ Việt Nam ở Pháp, đã nói  chiến tranh năm 1974 ở Hòang Sa  “ là  hành động quân sự xâm lăng  đầu tiên Trung Quốc  chống Việt Nam” ( Theo Qiang Zhai, China &The Viêt Nam Wars, 1950 – 1975, The University of North Carolina Press- 2000 )                  
     
       Địa  hình , đất đai

      Địa hình tỉnh Quảng Ngãi là  một đồng bằng khá lớn dọc theo bờ biển và trung tâm tỉnh, đồi núi phía tây và dọc theo ranh giới tỉnh Quảng Nam và tỉnh Bình Định. Đất thấp còn nới rộng thêm dọc  sông Trà Khúc. Theo Thái Công Tụng  ( Vietnamologica số 6, năm 2005 ), diện tích đồng bằng này là 1450 km2 , nếu kể luôn cả các vùng hơi mấp mô phía Bắc tỉnh này như Mũi Bà Làng An phía Bắc quận Sơn Tịnh  tên ba làng Vân An, An Chuẩn và Hải An  ( tiếng Pháp là Cap Batangan ). Nhỏ hơn tổng diện tích các đồng bằng  Quảng Nam (  2950 km2 ) vì có nhiều đồi núi thấp rải rác và đầm ven biển như đầm Nước Mặn  ở thị trấn Sa Huỳnh, đầm Lâm Bình  thông ra biển  ở cửa Trà Cầu, huyện Đức Phổ.  Bờ biển  tương  đối thẳng hàng ở phần lớn phía nam  và trung tâm tỉnh, một bất thường cho các tỉnh Nam Duyên Hải miền Trung nhưng cũng có  nhiều mũi, vũng… phía Bắc tỉnh lỵ Quảng Ngãi. Núi cao nhất tỉnh là núi Chùa ( Ngọc   Chùa ) 1362 m, phía Bắc tỉnh ở ranh giới Quảng Nam và Quảng Ngãi, núi Đá Vách ( có tên này vì vách núi dựng thẳng đứng ? ) 1089m, phía Tây huyện Nghĩa Hành(  Chợ Chùa  ),  núi Làng Râm  1070 m  phía Nam huyện Ba Tơ  ở gần ranh giới tỉnh Bình Định, núi Cao Muôn  851m… 
Chùa cổ Thiên Ân Quảng Ngãi
 Đất đai Quảng Ngãi gồm : đất cát biễn – haplic arenosol gặp ở địa hình bằng, hình thành  nhờ bồi lắng phù sa trong quá trinh lấn biển, đất còn vỏ sò-hến. Đất nghèo dinh dưỡng. Đôi khi nội đồng gặp một một lọai podzol nước ngầm – ground water gần mặt đất. Đất phù sa Quảng Ngãi thường là đất phù sa chua – acid  - dystric fluvisols. Ở miền đồi núi là đất feralit -ferrallic acrisol vàng đỏ trên thềm cổ, lượn sóng nhiều vì xói mòn gọt rữa. Ven chân Trường Sơn có nhiều trảng ,truông.  ( phần đất đai là chiếu theo Thái Công Tụng ).
  
         Sông Ngòi

  Sông lớn nhất của Quảng Ngãi là sông Trà Khúc ( còn gọi là Thạch Nham ), dài 120km, hai nhánh, nguồn Tây Bắc ở trên Măng Xin,Trà Tây trong phạm vi tỉnh Quảng Ngải, nguồn Tây Nam  trên Cao Nguyên Kontum giữa thị trấn Măng Bút và núi Ngọc Tem.  Sau huyện lỵ Sơn  Hà  một nhánh lớn là sông Ré nhập vào; sông Ré cũng chia ra hai nhánh phát nguyên ở Cao nguyên Kontum. Sông Trà Khúc chảy qua thị xã  Quảng Ngãi rồi đổ ra biển ở của Cỗ Lủy. Sông Trà Bồng chảy trong huyện Trà Bồng ( tên cũ là Trà Xuân ) rồi đến huyện Bình Sơn (  Châu Ổ ), ra cửa Sa Kỳ  tại vũng Dung Quất. Ngòai khơi  là đảo Cù lao Ré ( nay là huyện Đảo Lý Sơn )  và phía Bắc Lý Sơn là Cù Lao  Bờ  Bãi, nhỏ bé hơn nhiều. Lý Sơn  cai quản luôn  các đảo Hoàng Sa( ? ). Sông Vệ bắt nguồn từ phía Tây Nam huyện lỵ Ba Tơ, chảy theo hướng Tây Nam Đông Bắc, qua các huyện Minh Long, Nghĩa Hành ( Chợ Chùa ), Tư Nghĩa ( La Hà ) rồi  đổ ra  cửa Cổ Lủy, phía Đông Nam  thị xã Quảng Ngãi.
  
    Rừng
    
Năm 2001, đất lâm nghiệp rừng Quảng Ngãi chỉ còn 146  000 ha , chưa đến 30% tổng diện tích tỉnh. Đa số  là kiểu lọai rừng  lá rộng thường xanh nhiệt đới  - tropical evergreen  broad leaves forest. Rừng  luôn luôn xanh có nhiều tầng, tầng cao là những lòai  cây gỗ  cẫm lai ( trắc )  Dalbergia  cochinchinenis, giáng hương  Pterocarpus  pedatus , gụ  Sindora  cochinchinensis, lim Erythrophhloeum fordii ... Mưa nhiều, nhiệt độ nóng cao ( 24- 250 )  nên cây cối rậm rạp, giây leo chằng chịt  nhiều lòai phụ sinh trên cây, lá xanh quanh năm, chứa trên 100 loài thực vật mỗi một ha rừng. Dưới gốc cây là những bạnh to lớn như gốc  vài lòai bằng lăng  đại mộc Lagerstroema sp., trên thân có phong lan , tầm gửi, dây mây chằng  chịt.  Động vật  phong phú với vượn, sóc, chim, voi,  trâu rừng,  thỏ… ( Thái Công Tụng 2005 ). Tuy nhiên rừng Quảng Ngãi cũng như  Duyên Hải Nam Trung Bộ, trong thập niên 1990, đã bị khai thác quá mức và số lượng gỗ khai thác được giảm đi  nhiều. Sản lượng gỗ khai thác vùng  này đã giảm đi  từ 280 000 m3 năm 1995  xuống  254 000 m3 năm 1999. Diện tích rừng còn bị giảm thêm vì nạn cháy rừng và chặt phá làm rẫy, củi, than hoa…  Năm 2002, rừng bị chặt phá ở Quảng Ngãi lên đến 21000 ha, trong khi diện tích trồng lại rừng ở Quảng Ngãi ít khi lên  quá 5- 6 000 ha một năm   ( năm  1999 trồng lại được 4600 ha, năm  2000 chỉ trồng được 2400 ha, năm 2002 chỉ  được 3300 ha  ) …

            Phần II : 
Lạm bàn Phát triển tỉnh Quảng Ngãi

                                                                   Ai về Quảng Ngãi quê tôi,
                                                             Nghe con gái Quảng mày tao thật thà.
                                                                 Về nghe câu hát mượt mà,
                                                            Câu hò chiều đến bên bờ Tam Thương…
                                                                Về thăm biển muối Sa Hùynh,
                                                           Tình người trong muối, tình quê đậm đà.
                                                               Về ăn cá bống Sông Trà,
                                                         Nghe kênh nước hát rì rào Thạch Nham.
                                                              Đất Quảng- con người đảm đang,
                                                       Đất nghèo, nhưng đậm tình người tình quê .

                                          (  Ai về Quảng Ngãi quê tôi- Vô Danh, đầu thập niên 1960 ?)   


         Nếu năm 1999, thu nhập bình quân mỗi đầu người cho cả nước, chỉ mới đến 3 640 000 đồng VN, trung bình bình quân cho 6 tỉnh ( kể luôn TP Đà Nẳng) Duyên Hải Nam Trung Bộ ( lúc đó Quảng Ngãi là tỉnh nghèo nhất ) còn thấp hơn, chỉ có 3 036 000 đồng VN. Năm 2007, GDP  mỗi đầu người dân Quảng Ngãi cũng chỉ lên đến 7 820 000 đồng VN, vì mọi lảnh vực công nghệ xây cất, dịch vụ và nông lâm ngư nghiệp đều yếu kém. Nhưng từ đó kinh tế Quảng Ngãi phồn thịnh hẳn lên, nhờ GDP công nghệ tỉnh nhà tăng trưởng ngọan mục ở khu Kinh tế Dung Quất, đặc biệt nhờ quyết định thiết lập nhà máy lọc dầu Dung Quất năm 1998 của Chánh Phủ, và sự cương quyết thực hiện dự án đơn phương đầu năm 2003 của PetroVietnam, sau khi mọi công ty ngoại quốc liên hệ đều rút lui, viện cớ  tính  cách “phi kinh tế” của dự án này. Hai năm sau, năm 2009, GDP mỗi đầu người Quảng Ngãi  tăng gần gấp đôi 15.2 triệu đồng VN, đã cao hơn hai tỉnh lân cận là Quảng Nam và Bình Định. Đuổi gần kịp GDP mỗi đầu người Bà Rịa-Vũng Tàu năm đó. Quảng Ngãi dự tính mức tăng trưởng kinh tế là 12- 13 %  trong thời gian 2016- 2020 và GDP mỗi đầu người Quảng Ngãi  sẽ là 2000- 2200 đô la Mỹ; hy vọng năm 2020 sẽ đạt 4300 -4500 đô la Mỹ, vượt Bà Rịa- Vũng Tàu, đuổi kịp Đồng Nai – Biên Hòa.( ?)
      
       Phát triển đột khởi Khu kinh tế Dung Quất , tuy có phần chậm lại hai năm qua

       Từ năm 2003, Việt Nam đã thiết lập 15 khu kinh tế - economic zones ( EZ ) phát triễn Bờ Biễn miền Trung.  Diện tích ở đất liền và biển Đông các khu kinh tế này chiếm 662 000 ha, bao phủ  2 % tổng diện tích nước nhà, nhưng tính đến cuối năm 2011, trung bình phần diện tích  họat động chỉ đạt 40%. Tuy diện tích 15 khu EZ này 10 lần lớn hơn các  khu ( công viên ) công nghệ -Industrial Park ( IP ) cả nước, phần đóng góp vào ngân sách quốc gia  lại ít hơn nhiều.  Chánh phủ Việt Nam dự liệu làm thêm 3 EZ nữa đến năm 2020 cho bờ Biển miền Trung, nâng tổng số lên 18 EZ. Ngòai lý do chưa giải quyết xong việc đền bù đất đai, chưa huấn nghệ đầy đủ nhân công, chuyên môn thích nghi, quốc gia  giới hạn tài trợ, nhất là sửa sọan cẩu thả, tỉ như EZ Vũng Áng hiện vẫn còn thiếu nưóc ngọt, EZ Văn Phong thiếu các công nghệ hổ trợ…, đáng lý chỉ nên tập trung  làm 3- 4 EZ thay vì 15 EZ, trên căn bản yêu cầu và lợi ích thật sự ( Vũ Đại Thắng, Cục Trưởng Cục EZ,  bộ Kế Họach và Đầu Tư, tháng 9 năm 2011 ). Các EZ bờ biển khắp nước  đã thu hút đến năm 2011, 130 dự án đầu tư ngọai quốc trị giá 25 tỉ đô la và 65 dự án địa phương trị giá tương đương, theo bộ Kế Họach và Đầu Tư.  EZ Chu Lai là EZ Bờ Biển đầu tiên  ở miền Trung, năm 2011, đã có 66 dự án, tư bản đăng ký trị giá 1.7 tỉ đô la. Nhưng chỉ mới có  45 dự án  tư bản đầu tư 600 triệu đô la thực sự hoạt động, phần lớn là các công ty địa phương. Theo qui họach  của chánh phủ, cho các EZ Bờ biển, xây dựng EZ phải song song  cùng lúc với phát triễn cảng biển, các khu đô thị, các sở dịch vụ  và  các tài nguyên nhân sự . Thế nhưng các công việc này không xảy ra ở EZ Chu Lai ( Trần Bá Dương  - 2011 ).

      Từ năm 2000 đến năm 2007, GDP công nghệ tỉnh Quảng Ngãi  tăng trung bình mỗi năm  18.64 %.  Đây là mức tăng trưởng cao nhất Duyên Hải miền Trung, chỉ sau Bình Thuận ( nay Bình Thuận thuộc miền Đông Nam Bộ ). Mức tăng trưởng công nghệ  lại  mau lẹ hơn nữa  nhờ EZ Dung Quất, đặc biệt nhờ nhà máy lọc dầu Dung Quất bắt đầu họat động  tháng 2 năm 2009. Năm 2009, sản lượng công nghệ tỉnh nhà tăng thêm 144.7 %  và GDP công nghệ tỉnh thăng tiến nhảy vọt  từ 36.2% năm 2008 đến  46.3%  năm 2009 ,  cao hơn hẳn mọi tỉnh  miền Trung, có phần cao hơn cả thành phố Đà Nẳng! Năm 2015, tỉnh nhà dự tính công nghệ và dịch vụ sẽ chiếm 85-90% GDP  và trên 90 % năm 2020. Nông Lâm Ngư nghiệp Quảng Ngãi sẽ  rớt xuống dưới 10 % năm 2020.
       
        Khó khăn, thăng trầm quyết định và thực hiện nhà máy lọc dầu Dung Quất .

           
    Chiếu theo Wikipedia, câu chuyện nhà máy lọc dầu Dung Quất bắt đầu trong thập niên 1980. Nhà máy lọc đầu thứ nhất của Việt Nam được dự tính xây dựng gần cảng Vũng Tàu , chỉ cách  các mỏ dầu ngòai Việt Nam chừng 100 km ( 60 dặm Anh). Năm 1988 khởi sự  xây cất tại một vị trí đã  được làm sạch vỏ khí đạn dược không nổ, sót lại thời chiến tranh. Tuy nhiên năm 1990, dự án lọc dầu bị cho vào lại ngăn tủ. Đầu thập niên 1990, công ty Pháp Total SA  tỏ ý muốn làm dự án này. Cùng lúc, chánh phủ Việt Nam gợi ý chuyễn vị trí nhà máy đến Vịnh Văn Phong, phía Bắc Nha Trang  và sau đó xa hơn nữa ở phía Bắc, tại Dung Quất. Lý do chánh phủ Việt Nam muốn làm ở Dung Quất nêu ra là để đem công ăn việc làm và phát triễn cho  các vùng miền Trung  nghèo đói nhất nước.  Đìều này có nghĩa là nhà máy lọc dầu sẽ cách mỏ dầu Bạch Hổ, ngòai khơi bờ biển miền Nam 1000 km, tăng thêm phí tổn chuyên chở đầu thô và các sản phẩm lọc dầu và có thể phải xây thêm một ống dẫn dầu. Dung Quất cũng xa hai vùng trung tâm kinh tế nước nhà là Sài Gòn – TP HCM  và Hà Nội.  Năm 1995, Total SA rút lui, tuyên bố rằng vị trí mới ở Dung Quất là vô nghĩa trên phương diện kinh tế. Một quần hợp – consortium các công ty ngọai quốc gồm LG Group, Petronas, Conoco, Stone  and Webster và  PRC – Chinese Petroleum Company  and China Development thay thế và cũng rút lui sau đó hai năm cũng trên lý do kinh tế. Thế nhưng giá dầu thô đạt cao đỉnh năm 2008 đã giúp dự án cũng có nghĩa lý kinh tế nữa.  Năm 1998, thủ tướng Phan Văn Khải tiến bước mau lẹ gia tốc xây dựng nhà máy Dung Quất. Dự án nhen lữa lại là một liên doanh giữa Vietsovpetro ( liên doanh  Việt Nam –Nga Sô  có trách nhiệm xuất khẩu phần lớn dầu thô Việt Nam) và Hiệp Hội Kinh tế Hải Ngoại Nga- Zarubeznheft. Liên Doanh này cũng  bị Nga giải tán tháng 12 năm 2002,  cũng trên lý do là nhà máy Dung Quất không vững bền được trên phương diện kinh tế. Tháng 2 năm 2003, Việt Nam quyết định tự mình thực hiện dự án và tiếp tục xây cất Dung Quất. Giai đoạn I đã họat động  tháng hai năm 2009 như đã nói trên.

        Đấu thầu và xây cất
      Phí tổn ước lượng  năm 2003 là 3 tỉ đô la Mỹ cho xây cất và thiết bị. Nhà thầu nguyên thủy kỷ thuật công nghệ ngọai vi và họa kiểu – original  front-end  engineering and design contractor( FEED )  cho dự  án là công ty  Foster Wheeler Energy của Anh Quốc-UK  ( thay thế bằng thỏa hiệp FEED ký với Technip Pháp năm 2004) . Nhà máy lọc dầu xây cất trên một vị trí của Vùng Phát triễn Kinh tế - Economic zone Dung Quất, bao gồm  338 ha đất và 573 ha  biển. Việt Nam đã chấp thuận các khế ước cho một nhóm xây cất gồm có  Technip – Coflexip của Pháp, JGC Corp của Nhật và  Technicas  Reunidas  của Tây Ban Nha  về phần cung cấp  kỷ thuật và thiết bị. Công ty Stone and Webster  cung cấp dịch vụ cố vấn  xử ( quản ) lý dự án, theo khế ước ký kết tháng 10 năm 2003. Một hảng của Quần hợp  Phức Tạp TPC Complex, gồm Technip, Technip GeoProduction ( mã lai Á )và Technicas Reunidas, được chấp nhận cung cấp kỷ thuật công nghệ, thiết bị và xây cất, theo các khế ước trao chìa khóa mở máy – turnkey ( nghĩa là đã hòan tất ) contracts  số 1 và số 4 tháng 5 năm 2005.  Tháng 6 năm 2006, nhà máy lọc dầu Dung Quất  lựa chọn Doanh Nghiệp SmartPlant  làm phần mềm tiêu chuẩn – standard software  cho việc  xử lý họa kiểu, duy trì tu bổ và họat động nhà máy. Ngòai các công ty  vừa kể trên,  còn có thêm sự đóng góp của hơn 40 công ty Việt Nam và các nhà thầu phụ ngọai quốc như Van Oord( Hòa Lan ), Toyo ( Nhật ), Tổ hợp Dịch vụ kỷ thuật Dầu lữa Việt Nam-PTSC, Liên Doanh Tổ Hợp  xây cất Xăng Việt Nam –PVC, Tổ hợp kỷ thuật xây cất Công Chánh số 1 – CIENCO1, Tổ hợp Bốc Dở Máy Móc Việt Nam- LILAMA, Tổ hợp Xây Dựng Máy Móc Việt Nam – COMA, Tổ Hợp Xây Dựng và Xuất Nhập Cảng –VINACONEX, Tổ hợp Sông Hồng v.v…

       Xây cất nhà máy khởi công  ngày 28 tháng 11 năm 2005  và giai đọan I hòan tất ngày 22 tháng 2 năm 2009. Tổng phí nhà máy lọc dầu Dung Quất lên đến 3 tỉ đô la Mỹ, cao hơn tái ước lượng trước đây là 2.5 tỉ và ước lượng nguyên thủy là 1.4 tỉ năm 1994. Có thể còn cần thêm 1 tỉ đô la nữa để xây cất một đơn vị làm sạch sulfua ( lưu hùynh )- desulphurising unit  năm 2013.            
             
       Phức tạp vùng nhà máy lọc dầu gồm những thành phần sau đây:
  • Các cơ sở  chế biến lọc dầu, tiện nghi và ngọai vi ( 110 ha )
  • Nông trang các bồn dầu thô và vùng hơi khí cháy lữa thóat ra ( 42 ha )
  • Nông trang bồn sản phẩm chế lọc ( 36 ha )
  • Đầu vào nước biển, ống thóat nước thải chế biến và dầu thô( 4ha )
  • Những nơi đường ống nối nhau và đường xá vào nhà máy (40 ha )
  • Vùng cảng xuất khẩu sản phẩm lọc dầu ( 135 ha )
Dung tích Dung Quất được họa kiểu  để lọc 6.5 triệu tấn đầu thô mỗi năm hay 140 000 thùng dầu mỗi ngày. Dung tích  sẽ nới rộng đến 10  triệu tấn vào các năm 2013- 2014 ( hòan tất năm 2016 ? ). Phí tổn nới rộng dự tính là 1 tỉ đô la Mỹ (  770 triệu Euro). Sản phẩm lọc dầu Dung Quất là 300 000 tấn  LPG ( Liquefied  Gas ),1.9 triệu tấn xăng đủ lọai xăng  không chì – unleaded , 3- 5000 tấn nhiên liệu không khí- air fuel A90 một ngày, 2700 tấn A90 và A95 một ngày,  400 000 tấn kerosene và nhiên liệu cho phản lực( 650-1250 tấn/ngày ),3 triệu tấn/ năm diesel, 300 000 tấn/ năm mazout-  fuel oillưu hùynh- sulfur.  Thêm vào đó nhà máy lọc dầu cũng sẽ  sản xuất vài sản phẩm hóa học dầu lữa.  Cuối tháng 8 năm 2008, chi nhánh Hóa chất dầu lữa- Bình Sơn   Petrochemical  Refinery đã bắt đầu thương mãi hóa, bán ra sản phẩm hạ dòng nguyên liệu polypropylene-  260 000 tấn cho nhà máy dung tích là 150 000 tấn propylene- PP một năm. Nhà máy propylene, trang bị máy móc cao kỷ và cận đại  với kỷ thuật Hypol II,  hảng Mitsui Nhật Bổn cung cấp sẽ hòan tất và họat động năm 2010 ( ? ). PP là vật liệu cần thiết cho công nghệ nội địa plastic và sản xuất xe hơi.          

        Tài trợ dự án
     Quốc hội chấp thuận xây cất nhà máy lọc dầu số 1 ( Dung Quất ) năm 1997; tổng số đầu tư là 1.3 tỉ đô la Mỹ ( tuy nhiên sau đó gia tăng đến 2. 5 tỉ  ), từ lợi lộc thu  được  trong việc khai thác dầu thô, tín dụng và tiền bán cổ phần công phiếu. Ngân Hàng Ngọai Thương Việt Nam- Vietcombank  đã xoay sở vay được 250 triệu đô la. Quần hợp các nhà thầu, đấu thầu Gói – Package số 1  cũng thu xếp vay được 500 triệu đô la với điệu kiện hoãn trả tiền vay.
      PetroVietnam là chủ nhân và chạy nhà máy lọc dầu. PetroVietnam cũng đã  thương thảo  với các công ty dầu lữa ngọai quốc, gồm  cả Royal Dutch Shell, nhóm Esso và SK Energy, để  nâng cấp và bán một phần nhà máy lọc dầu. Ngày 16 tháng 8  năm 2009, các họat động nhà máy đã phải ngưng lại, để “sửa chửa kỷ thuật –technical repair” đơn vị cracking xúc tác  chất lỏng cặn – residue fluid catalytic cracking unit  và đến  ngày 9- 10 tháng 9 năm 2009 thì đã sửa xong.

Xuất khẩu và nguồn cung cấp dầu thô
 Việt Nam xuất khẩu dầu thô nhiều nhất cho Trung Quốc, Singapore, Nhật Bổn, Anh Quốc và Hoa Kỳ. Năm 2008, mức sản xuất dầu thô của Việt Nam giảm  đi mất 5.7 % , xuống chỉ còn 305 000 thùng một ngày. Nhưng sau đó đã  tăng lên lại. Bộ Kế Họach và Đầu Tư đề nghị lên Chánh phủ  Việt Nam giảm bớt xuất khẩu dầu thô giữa  năm 2006 đến năm 2010, để bảo đảm đủ dầu thô cung cấp cho các công nghệ trong nước. Chiếu theo đề nghị này, Việt Nam sẽ giảm xuất khẩu xuống chỉ còn 15.6 triệu tấn năm 2010, để giảm bớt tùy thuộc  vào nhập khẩu các xăng nhớt. Việt Nam đang cố gắng hòan tòan tự túc về dầu và khí dầu càng sớm càng hay. ( nếu Trung Quốc không cản trở  khảo sát  tìm kiếm thêm dầu lữa và khí dầu ở Vịnh Bắc Bộ, Hòang Sa và Trường Sa Trung Quốc xâm chiếm ! ) 
    Dung Quất lọc dầu của giếng mỏ Bạch Hổ. Giếng này dự trù sẽ  cạn kiệt dầu thô  trước năm 2020. PetroViệt Nam đã có thỏa thuận sơ khởi với BP để cung cấp nguyên liệu phẩm chất tương tự  cho đến năm 2011( ? ).

        Khả năng cảng Dung Quất

      Hiện còn nhiều vấn đề quan trọng  cho cảng nước sâu Dung Quất, vì cảng chưa  đủ lớn  hay trang bị tốt đẹp hầu  dễ dàng việc chuyên chở và bốc dỡ hàng các thiết bị nặng cần thiết xây dựng nhà máy lọc dầu. Đường xá từ cảng đến vị trí nhà máy cũng rất yếu kém. Tổ hợp Các đường chuyên chở Tàu thủy  Quốc Gia Việt Nam – Vinalines và hảng Liên doanh vận tải – Gemadept đã được phép Bộ Giao thông đầu tư xây cất 2 bến tàu mới ở cảng Dung Quất để giải quyết vấn đề. Công ty Công Ty Công nghệ Bốc Dở Hàng Bất Thường- Abnormal Loading Engineering( ABL ), một công ty  chuyên chở nặng và bốc dở hàng hóa nổi tiếng quốc tế căn cứ tại Anh Quốc,  đã đến cảng và vị trí nhà máy làm một lọat nghiên cứu, xem thử  kỷ thuật chuyên môn hảng  có giúp ích gì cho  Dung Quất chuyễn vận  thiết bị nặng không ? ABL nêu lên một số vấn đề, Dung Quất phải giải quyết, ABL mới chịu họat động cho dự án. Cảng là khẩn thiết vì đây là  nơi dầu thô được chở đến nhà máy lọc dầu ( khi không có ống dẫn dầu vững bền từ các mỏ đến ) và cũng là nơi chuyên chở các sản phẩm lọc dầu đến thị trường.
 
       Những dự án nhà máy lọc dầu tương lai

 Việt Nam đã qui họach xây cất thêm 2 nhà máy lọc dầu khác tương đương Dung Quất . Nhà máy thứ hai  được  dự tính ở Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách các mỏ dầu 1200km, nghĩa là cũng có vấn đề chuyên chở hậu cần – logistical transport  cung cấp nguyên liệu và các sản phẩm đã lọc. PetroVietNam, Kuwait và các chung sức Nhật đã ký kết một thỏa thuận tháng 3 năm 2007 về nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và xây cất dự án đã khởi công năm  2010. Nhà máy Nghi Sơn sẽ họat động năm 2013, dung lượng lọc dầu mỗi năm 10 triệu tấn. Tháng 2 năm 2010, Foster Wheeler thắng khế ước đấu thầu  cung cấp các dịch vụ kỷ thuật và thương mãi cho nhà máy Nghi Sơn. Nhà máy lọc dầu dự tính thứ 3 ở miền Nam là Long Sơn, Vũng Tàu, gần các mỏ dầu hơn và cơ hội  bền vững kinh tế cũng tốt hơn. Dự tính nhà máy Long Sơn sẽ bắt đầu họat động năm 2015.
           
Ảnh hưởng trên công nghệ Quảng Ngãi năm 2009, sau khi nhà máy Dung Quất họat động   
  Như đã nói trên, năm 2009, tỉ xuất công nghệ tăng 144.7 % so với 2008 và tỉ lệ công nghệ tỉnh nhà đã chiếm  46, 3 % GDP tỉnh nhà, tăng từ 36.2% năm 2008. Nhà máy Dung Quất huyện Bình Sơn Quảng Ngãi dự tính năm 2011 sẽ có lợi tức 77 000 tỉ đồng VN, lời 550 tỉ đồng, góp cho ngân sách Quốc gia 15 ngàn tỉ đồng. Tuy nhiên ảnh hưởng của nhà máy lọc dầu Dung Quất trên đời sống, lợi tức dân chúng tỉnh Quảng Ngãi không lớn cho lắm.  Đời sống nông thôn Quảng Ngãi không mấy thay đổi kể từ 15 năm qua.  Điều này có nghĩa là  nhà máy lọc dầu không gia tốc đô thị hóa- urbanization vùng.  Cư dân địa phương đã chịu rời bỏ đất đai để  phát triễn công nghệ, nhưng lợi lộc  phát triễn cho họ rất thấp kém, theo nhận xét của Lê văn Dũng, phó giám đốc xử lý EZ Dung Quất, tháng 11 năm 2011.

     Những công nghệ đáng kể khác của EZ Dung Quất

           Nhà máy Doosan Vina
Máy sản xuất nước ngọt từ nước biển của Doosan Vina. (Nguồn: dungquat.com.vn) 
   Đây là nhà máy chế tạo các tiện nghi máy điện  duy nhất nước nhà của liên doanh  Doosan Heavy Industry- Công nghệ Nặng Inc. Doosan là một công ty Hàn Quốc – Nam Hàn và Mecca Tech, thành lập tháng 2 năm 2007. Vị trí nhà máy chiếm khỏang 1 triệu  m2 đất đai. Cho đến nay, liên doanh đã đầu tư  300 triệu đô la Mỹ gồm những  ban như  Boiler – Nồi hơi, Desalination -Khử muối, HRSG, MHE và CPE. Doosan Vina mỗi ngày mỗi tăng trưởng và phồn thịnh.
   
           Nhà máy thép
   Nhà máy thép của  công ty Tycoons Worldwide Steel Việt Nam Co. Ltd và Tổ hợp
 Taiwanese E- United Corporation  chiếm 455 ha. Giai đọan I được họa kiểu để sản xuất mỗi năm 3 triệu tấn thanh thép nhỏ - billetscuộn sắt tròn nóng - hot roll coil, ngân khỏan đầu tư lên đến 556 triệu đô la, hình như đã họat động  giữa năm 2010, xử dụng  5000 công nhân địa phương. Toàn thể nhà máy với dự tính sản xuất 5 triệu tấn gang – pig iron , trù liệu hòan thành năm 2012.  Các nhà đầu tư của liên doanh đề nghị  tăng thêm vốn  nguyên thủy là 1.066 tỉ đô la lên  3.3 tỉ( 4.5 tỉ đô la Mỹ ? ). Căn cứ trên thay đổi này, các chủ nhân nhà máy sẽ đầu tư 1. 8 tỉ  cho giai đọan I, thay vì  556 triệu.

      Dự án nhà máy giấy và bột giấy Tân Mai – Quảng Ngãi
   Công ty liên doanh  giấy -  Tan Mai Paper Joint-Stock  ở khu kỷ nghệ  Biên Hòa ( tỉnh Đồng Nai ) đã được cấp môn bài xây dựng nhà máy Giấy và Bột Giấy Quảng Ngãi ở EZ Dung Quất. Diện tích công ty chiếm  44ha ở xã Bình Long, huyện Bình Sơn  với tổng số tư bản đầu tư là 200 triệu đô la, họa kiểu để sản xuất 200 000 tấn giấy và 130 000 tấn bột giất một năm.  Đây là một nhà máy kỷ thuật và trang bị cập nhật tân tiến trên thế giới  của nhà cung cấp Metso, và sẽ sản xuất các sản phẩm tốt đúng Tiêu chuẩn  Bắc Mỹ - North American Standards . Xây cất nhà máy này sẽ có ưu điểm là sử dụng nguyên liệu tỉnh nhà làm giấy, thay vì xuất khẩu dưới hình thức mảnh gỗ bào- wood chip,  trị giá kém cõi.

     Các công nghệ khác dự trù cho 2015 – 2020
      Các nhà máy liên  hệ  đến hóa học và lọc dầu  dự liệu cho thời gian 2011- 2015 là  LPG 250 000 t/năm, N- paraffin  65 000 t / năm, plastic polystylene  60 000 t/năm, carbon black 50 000 t/năm,  chất tẩy sạch – detergents công nghệ 80 000 t/năm. Tổng số đầu tư lên đến 250 triệu đô la. Cũng như hòan tất các dự án LAB- linear alkyl benzene,  carbon black,  lốp cao su xe hơi  xuyên tâm- radial  rubber tire , plastic PVC và PE .  Thời gian 2016- 2020 sẽ cố gắng thiết lập một phức tạp lọc dầu hóa chất dầu lữa mới,  hầu tăng gia  giá trị các hóa chất dầu lữa  lên 1.5-  2 lần hơn 2015  và giá trị thêm lảnh vực này 3 lần hơn con số năm 2015. Tưởng cũng nên nhắc qua đến  công nghệ vật liệu, đồ sành sứ,  đồ gốm và gương  lên đến  6.2 % GDP công nghệ tỉnh , khai thác các mỏ đá ở Đốc Sỏi  huyện Bình Sơn,  Phổ Phong ở huyện Đức Phổ,  Ba Động ( ? ) ở huyện Ba Tơ, dọc theo quốc lộ 24  và vùng phía Nam Đức Phổ . Đầu tư khai thác và chế biến  các kim lọai giá trị của tỉnh như sắt, titanium, kẻm và đất hiếm.  Đầu tư làm nhà máy nước khóang ở Bình Đông, xã Trà Bình  huyện Trà Bồng, khai thác  nguồn nước khóang Nghĩa Thuận, Thạch Trụ và Thạch Bích. Có lẽ không nên quên công nghệ may mặc, dày dép  sản xuất 3-  3.5 triệu quần áo và  1 triệu đôi dày dép/ năm  và nhà máy  sợi  PE  200 000 t/năm.    
    
          Nhà máy ethanol sinh học
         Do Tập đòan Dầu và khí dầu Việt Nam-Petro Vietnam đầu tư thiết lập ở EZ Dung Quất , trên 24 ha đất đai, dung lượng dự tính là 100 triệu lít alcohol- rượu
cồn một năm, thõa mãn 25 % yêu cầu vật liệu làm E-5 nhiên liệu sinh học nước nhà Tổng số vốn đầu tư là 1.5 ngàn tỉ - trillion đồng VN. Vật liệu chánh là khoai mì – sắn , khỏang 240 000 tấn một năm .
            Nhà máy đóng tàu thủy
Ụ khô số 2 có thể đóng mới các loại tàu trọng tải đến 300.000 tấn

         Do một đơn vị của Tập Đòan Công Nghệ Đóng Tàu Thủy- VietNam Ship Building Industry Group  (VINASHIN)  tên gọi là Xưởng Đóng Tàu Thủy- Dung Quất Shipyard  thiết lập . Xưởng Dung Quất do Vinashin đã xây dựng lên từ năm 2003. Cho nên nay  đã có  nhiều kỷ sư khéo léo và công nhân lành nghề, hạ tầng cơ sở vùng cơ xưởng – workshop  chiếm  130 250m2Bến cảng bơm nước ra sửa chửa bộ phận tàu duới nước  - Dry dock  số 1, chiều dài  80m, chiều rộng 86m, sâu 14 m có thể  đóng tàu trọng tải 300 000 tấn DWT. Bến Dry -dock số 2 đã làm xong mau lẹ. Xưởng Đóng Tàu Dung Quất  là xưởng cận đại nhất ở Việt Nam và cũng là một xưởng đóng tàu thủy  lớn nhất vùng Đông Nam Á- ASEAN  để đóng tàu trọng tải lên đến  400 000 DWT. Chiến lược của  Xưởng Dung Quất :  “Đóng tàu cở lớn,  giao tàu mau lẹ, phẩm giá tốt,  mức an toàn cao, giá rẽ ”  cho thị trường trong  nước và  ngọai quốc  có bị ngưng trệ phần nào vì không rỏ nay tổ hợp chánh  Vinashin đã giải quyết xong những khó khăn : nợ nần, tài chánh, quản trị, đầu tư  …( ? ) chưa ?
          Tổng số công ăn việc làm tỉnh Quảng Ngãi  đã gia tăng từ  571  400 người năm 2000 đến 704 700 người năm 2008. Công nghệ  đã tạo ra 63 200 công ăn việc làm, dù  có giảm bớt nhiều ở lảnh vực Nông Lâm Ngư trong thời gian đó. Năm 2007 đã sử dụng 99200 người . Chánh quyền dự trù  tạo ra mỗi năm  35 -38 000 công việc mỗi năm từ 2011 đến 2015 và  38-42 000 mỗi năm  từ 2016 đến 2020. Tuy đứng xa phía sau công nghệ, tính theo giá trị thêm, Dịch vụ  cũng dùng 180 000 người  năm 2007 so với  57 000 năm 2000 .
                             
     Hạ tầng cơ sở : sơ lược  hiện tại tương lai đường bộ , đường sắt, đường thủy, cảng biển , cảng sông , nước sạch, hệ thống điện thọai dịch vụ Internet v.v..
   
     Tiến bộ công nghệ -xây cất và dịch vụ du lịch- thương mãi… mau lẹ hay không tùy thuộc vào hạ tầng cơ sở tốt, xấu. Tháng 11 năm 2010, tỉnh Quảng Ngãi đã dự trù đầu tư nâng cấp  7 đường bộ  ngang  theo kinh tuyến và  3 đường bộ dọc   theo vĩ tuyến  lên các tiêu chuẩn ít nhất là hạng III hay hạng IV ở các vùng núi non. Mọi đường thị trấn đều phải trải nhựa- asphalted hay đúc bê tông- concrete . Các đường huyện sẽ  đạt hạng IV hay V. Các đường đến trung tâm xã sẽ phải đạt các tiêu chuẩn  hạng A hay hạng B.  Vài tỉnh lộ phải nâng cấp lên  các tiêu chuẩn  hạng IV. Đặc biệt  các tỉnh lộ  623 và 625  ( khúc đọan km 4 đến km 26+800) phải đạt các tiêu chuẩn hạng III  trong thời gian 2011-2020. Tỉnh dự tính  nâng cấp  con đường chạy  từ Dung Quất  ngang qua Trà Bông, Trà Thanh, Trà My và Tắc Pó ( ? ) đến  đường Trường Sơn công nghiệp ( đường số  14 cũ ) thành một quốc lộ. Sau năm 2010, 90% đường huyện, 70% đường liên xã, liên thôn sẽ được trải nhựa hay đúc bê tông. Nâng cấp con  đường từ  huyện lỵ Ba Tơ, ngang qua  Ba Trang ( ? ) và Phổ Ninh  đến  quốc lộ số 1A thành tỉnh lộ,  cũng sau năm 2010. Nâng cấp các đường thị trấn lên hạng III lọai đường thị trấn sau 2010 và hạng IV sau 2020. Cố gắng  hòan thành một mạng lưới xe búyt -xe đò ( di chuyễn quần chúng- mass transit ) bằng cách  xây một trạm  xe ( đò ,  buýt - coach station), tiêu chuẩn I ở thị xã Quảng Ngãi , trạm xe Sơn Tịnh ( phía Bắc trạm xe  thị xã Quảng Ngãi) lên hạng III,  12 trạm xe ở các huyện lỵ  và trạm  cho xe  búyt ngừng – bus stop ở  các trung tâm liên xã các huyện núi non. Đáng kể nhất là  tháng giêng 2012, Ngân Hàng Quốc Tế  lần đầu tiên đã cho vay 613 triệu đô la Mỹ  (trong tổng số  972 triệu gồm luôn 2 mục tiêu khác, ở tỉnh khác ) để xây dựng  Xa Lộ Cao Tốc -  Express Way   Đà Nẳng- Quảng Ngãi . Xa lộ cao tốc này dài  131 Km, rộng 26m , xây 126 cầu và một đường hầm sáu lằn. Ngân khỏan tài trợ chia ra 2 phần: một phần để bồi hòan đất đai truất hửu, tái định cư các gia đình phải di dời…, phần kia  cho Tổ hợp Xa Lộ Cao Tốc Việt Nam  - VN Express Way Corporation ( VEC ) thực hiện, huấn luyện kỷ thuật tân tiến làm xa lộ cao tốc cho nhân viên , chuyên viên VN…. Sẽ khởi sự quý thứ 3 năm 2012 và hòan tất năm 2017. Đây là một dự án, tổng phí 1.4 tỉ đô la, do Cơ Quan Hợp tác Quốc tế Nhật bổn-Japan International  Cooperation Agency( JICA ) đài thọ  để giải quyết những thách đố  đang trỗi dậy của một nước lợi tức hạng trung  còn thấp- lower middle country.             
                   
    Sẽ xây  một đường rầy xe lữa ( đưòng sắt ) cở 1435mm, từ trạm Tri Bình nối đường xe lữa Bắc -Nam đến đường xe lữa đến cảng Dung Quất.  Nâng cấp và nới rộng  các trạm Bình Sơn và Đức Phổ thành 4 sân ga và  trạm Quảng Ngãi  thành một trạm cho cả vùng  với 6 sân ga.
    Sẽ nâng cấp  phi trường quân sự  Quảng Ngãi thành một phi trường  hai mục đích quân -dân sự  và  dùng cho các chuyến bay – tắc xi , phụng sự các họat động  phát triễn kinh tế xã hội tỉnh nhà.  Đầu tư phục hồi  phi trường Lý Sơn ( Cù lao Ré ) ,có thể  thích nghi cho máy bay trực thăng ( lên thẳng ),  góp phần phát triễn kinh tế xã hội  cũng như  quốc phòng và an ninh nước nhà.  

      Về đường sông, nâng cấp và phục hồi  các đường  từ Châu Ổ- Sa Cần  đến  nhà máy thủy điện Cà Đu ( trên sông Trà Bồng)  và từ Cửa Đại đến đập  tưới ruộng đất  Thạch Nham ( trên sông Trà Khúc ) . Khai thác mạnh mẽ hơn nữa các đường sông dọc theo  Linh Giang, sông Vệ, sông Trà Câu,  và đường biển Sa Kỳ- Lý Sơn.

     Tiếp tục  thực hiện biến cảng Dung Quất   thành một cảng  công dụng đặc biệt cho  miền địa phương  và  kho chứa công ten nơ- container depot. Cùng lúc, nghiên cứu và qui họach xây cất cảng sâu  Dung Quất II có thể nhận tàu trọng tải đến 26 000 DWT , dung lượng  30 triệu tấn một năm vào năm 2020  và cảng Sa  Kỳ ( xã Tịnh Kỳ ) nhận được tàu trọng tải 2000 DWT, dung lượng 3- 400 000 tẩn năm vào năm 2020.  Dự tính  làm các bến cảng nhỏ đa mục đích như Cỗ lũy,  Mỹ A,  các cảng cá Lý Sơn, Sa Huỳnh, bến tàu đậu quân sự  Lý Sơn và thực hiện các tiện nghi cần thiết  giai đọan II cho Lý Sơn thành  nơi tàu bè tránh bảo tố.

       Về điện, trước tiên  là duy trì tu bổ  để bảo đảm phẩm giá các mạng lưới điện tỉnh, hầu cung cấp đủ điện tỉnh dùng. Lợi dụng các ưu điểm  thiên nhiên  xây dựng 15 nhà máy thủy điện cở trung và cở nhỏ ( tổng công xuất các nhà máy sông Trà Khúc  40 000 kw, Nước Trong 16 000 kw và Dakring 170 000 kw…) ,  sử dụng điện gió, điện mặt trời tại những vùng xa xôi hẻo lánh, các hải đảo  hiện chưa được mạng lưới  điện quốc gia bao phủ, và làm một nhà máy nhiệt điện 8000 KW ở đảo Lý Sơn.  Có lẽ đáng nêu thêm ở đây là ngày 12 tháng giêng năm 2012, Tổ hợp Sembcorp- Singapore  đã ký kết với Ủy Ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi,  một  thỏa hiệp MOU khảo sát  khả thi một nhà máy nhiệt điện than đá 1200 000 kw ở EZ Dung Quất .

      Về cung cấp nước sạch, thị xã Quảng Ngãi dự trù  tăng dung tích nhà máy  nước Quảng Ngãi lên đến 45 000 m3 / ngày  và nhà máy Dung Quất đến 100 000 m3 /ngày  và xây cất  một nhà máy nước 33 000 m3 /ngày để chế biến quặng sắt. Làm một hồ chứa nước lớn hơn để hòan tất hệ thống  tưới tiêu và bớt lũ lụt Thạch Nham  và hồ Nước Trong, hổ trợ hệ thống Thạch Nham.  Xây dựng hồ tưới tiêu Chóp Vung ( ? ), cũng như  làm  phần đê – đường chuyên chở dọc bờ biển Dung Quất – Sa Huỳnh  bờ biển của dự án đê - đường ven biển “ngự hàn, chống nước biển bảo lụt, sóng thần dâng cao bất ngờ” từ Quảng Ngãi miền Trung đến Kiên Giang miền Nam( cũng cố hệ thống quốc phòng, bảo vệ an ninh bờ biển xứ sở chống cự lại các cuộc tấn công ngọai xâm từ Biển Đông,  có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đầu tư thêm xây cất và họat động các hệ thống làm sạch  nước thải ở các công viên công nghệ, các cơ sở  công nghệ, các trung tâm đô thị hay vùng đông dân cư. Bảo đảm đến các năm 2015- 2020,  65- 75 % nước thải công nghệ phải được trị liệu theo căn bản những tiêu chuẩn  đã khuyến cáo.

     Trên phương diện thông tin và truyền thông, nới rộng bao phủ điện thọai di động đến mọi xã  cũng như các dịch vụ điện thọai và Internet phổ thông.  Tỉ trọng  điện thọai phải đạt 114 máy/100 người năm 2015 và 130 máy /100 người năm 2020.  Trong thời gian 2011- 2015 đặt 250km dây cáp quang học và thiết lập thêm 159  trạm tiếp nhận căn bản. Thời gian 2016- 2020, phải hòan tất một mạng lưới cáp ngầm  thay thế cáp giăng trên trời ở mọi vùng dân gian cư ngụ, các cụm và công viên công nghệ  trong khi  đó mọi xã  thảy đều phải có cáp quang học.  Mọi trường trung học và các cơ sở y tế tỉnh sẽ có đường vào những dịch vụ Internet. 25 -30% dân gian tỉnh sẽ dùng Internet  và các dịch vụ  công quyền điện tử - e- government services, G2B, G2C, G2G, B2B, B2C .

        2 phát triễn dịch vụ Quảng Ngãi đáng lưu ý: du lịch và đô thị hóa
      
     Năm 2010 ngành du lịch Quảng Ngãi  đã có nhiều thành công, nhờ nắm được cơ hội sự cố chánh tỉnh nhà như 65 năm khởi nghĩa Ba Tơ,  35 năm “ giải phóng”  Quảng Ngãi, hội nghị Văn Hóa Thể Thao các học sinh mọi tộc dân  tỉnh ở ký túc xá , Thảo luận Hợp tác Kinh tế  các EZ then chốt miền Trung. Tiền thu về dịch tỉnh nhà  đạt 215 tỉ đồng VN, tăng 26 % so với năm 2009. Tổng số du khách đến tỉnh  là 330 000 người, tăng 12 % so với năm 2009 .  Năm 2011,  du lịch Quảng  Ngãi nhắm thu hút 360 000 du khách và thu nhập 250 tỉ đồng VN.  Dự trù năm 2015 sẽ đón chào   600 000 du khách, thu nhập 700 tỉ đồng VN , 3.3 lần hơn năm 2010 . Nhờ thực hiện đường Mỹ Khê – Trà Khúc, khúc đọan Dung Quất – Sa Huỳnh của đê- đường  ven biển dự án quốc gia  Quảng Ngãi – Kiên Giang và khởi sự đập Sông Trà Khúc. Ngòai Khách sạn 3 sao  Petro Sông Trà Hotel , khánh thành tháng 3 năm 2010 ở trung tâm thị xã tỉnh: có 87 phòng , câu lạc bộ tạo sung sức – fitness club, hồ tắm, sân quần vợt, nhà tắm hơi,  phòng hát karaoke,  và trung tâm đấm bóp spa. Phòng ăn dọn các món ăn  Việt,  Mỹ và Âu Châu… và các danh lam thắng cảnh văn hóa lịch sử , các  cơ sở  công nghệ , thủ công,  hai  cơ sở đáng nêu lên là khu Nghĩ mát - Mỹ Khê Resort  và  Phim trường Vina ( wood ) Universal Paradise  - Thiên Đường ( Vọng, kiểu Hồ ly Vọng- Hollywood ? bang Ca Li, Hoa Kỳ hay Cinecitta Roma, Ý  ) Phổ cập Thế Giới Vina .
Khu du lịch phim trường Vina Universal ở huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi). 
    Công ty Hợp tác Tài Chánh - PetroVietnam Finance Coopreation ( PVEF )  đang xây cất một Khu Nghỉ mát 4 sao ở  Bải Biển Mỹ Khê Beach, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh  , tỉnh Quãng Ngãi. Khu Nghỉ mát đa chức năng này chiếm 24 ha, tổng số đầu tư  là 400  tỉ đồng VN ( 120 triệu đô la Mỹ ), có thể nhận  500- 700 khách trọ. Đây là nơi nghỉ tỉnh dưỡng bờ biển lớn nhất tỉnh, gồm nhiều biệt thự - villa  sang trọng, một khách sạn 100 phòng 4 sao, có khu thể thao, công viên xanh …. , dự trù hòan tất năm nay 2012 . Khu  Vina Universal Paradise  là một phim trường kích thước lớn, cận đại , đa chức năng đầu tiên nước nhà, được cấp môn bài thiết lập ở huyện Đức Phổ, phía Nam tỉnh. Thiên Đường chiếm 12569 ha được Biển Đông bao phủ phía Tây, Dãy núi  Trường Sơn  phía Đông, cửa biển Sa Hùynh phía Nam và xã Phổ Khánh phía Bắc. Dự án lên đến 50 triệu đô la Mỹ, do công ty liên doanh cổ phần Tân Tạo  Joint Stock Company ở Sài Gòn ( TP HCM ) đầu tư, gồm các vùng du lịch, thương mãi, dịch vụ  ban biệt thự cao phẩm, biệt thự  trên đồi, vùng thể thao và lực sĩ, khu nghĩ mát bunga lô- nhà gỗ một tầng v.v…  Dự án  hy vọng kích động đột khởi phát triễn kinh tế xã hội  phía Nam tỉnh nhà. Quảng Ngãi cũng hy vọng là GDP dịch vụ,  năm 2015,sẽ đạt  30.8 %  và 32,4 % năm  2020.  Quảng Ngãi dự tính  phát triễn 5 vùng du lịch chánh:  vùng du lịch  trung tâm  là thị xã Quảng Ngãi và lân cận, vùng Đông Bắc tỉnh là thị trấn Vạn Tường và lân cận, vùng Nam là bờ Biển Sa Hùynh và lân cận,vùng Tây Nam là Ba Tơ và lân cận, vùng Tây Bắc là Trà Bồng và lân cận, có các  hút dẫn du khách chánh  là Thiên Đàng ( Khê Hải ), Vạn Tường, Ba Làng An, Mỹ Khê, Sa Huỳnh,Nước Trong - Cà Đầm( ? ). Tỉnh còn muốn phát triễn những chuyến du lịch hướng dẫn liên tỉnh, phối hợp các khu nghĩ mát du lịch môi sinh với các làng thủ công các huyện đồi núi. Lợi tức hàng hóa và dịch vụ  năm  2020 sẽ cố gắng đạt  400 – 410 triệu đô la Mỹ năm 2020.   
Bãi biển Mỹ Khê thuộc thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi 
    Trên phương diện đô thị hóa, trước tiên là mở rộng thị xã  Quảng Ngãi về phía huyện Sơn Tịnh, gồm  6 xã và thị trấn  huyện lỵ Sơn Tịnh  và 2 xã  Nghĩa Hà và Nghĩa Phú , huyện Tư Nghĩa. Thị xã sẽ có ranh giới  phía Đông là Biển Đông và xa lộ cao tốc  Đà Nẳng – Quảng Ngãi  về phía Tây.  Năm  2015, thị xã sẽ phải đạt hạng tiêu chuẩn đô thị II và đến năm 2020, các hạ tầng cơ sở  thị xã phải hòan tất, cảnh quanh phải  làm đẹp thành một đô thị cận đại Bờ biển miền Trung. Thị trấn Vạn Tường phải  thành một  trung tâm thị trấn  bờ biển ba chức năng công nghệ dịch vụ và du lịch cảnh quan  đẹp đẽ , kiến trúc tân thời nhưngđầy đặc điểm quốc gia xen  hạ tầng cơ sở  tân tiến. Huyện lỵ Đức Phổ phải trở thành một thị trấn tỉnh vào năm 2015 cho vùng phía Nam tỉnh, một trọng tâm  kinh tế, văn hóa và du lịch của tỉnh. Thị trấn Đốc Sỏi  sẽ trở thành một đô thị hạng IV năm 2015 và  Châu Ổ  sẽ đạt vài tiêu chuẩn đô thị IV năm 2020. Thiết lập và phát triễn các thị trấn huyện lỵ mới ở Sơn Tịnh, Trà Câu, Thạch Trụ, Sa Hùynh. Năm 2020, thiết lập  thị trấn Nam SôngVệ  và Phổ Phong.

     Đừng quên phát triễn nông lâm ngư

    Theo Lương Nông Quốc tế, Việt Nam đã nêu gương cho các nước đang mở mang nhờ tiến bộ nông nghiệp, trong khi chú trọng Công Nghệ -Dịch vụ hóa mau lẹ nước nhà sau chiến tranh tàn khốc. Tuy nhiên, dù Quảng Ngãi có diện tích nông nghiệp tương đối lớn, GDP nông nghiệp Quảng Ngãi lại thấp kém so với các tỉnh trong vùng . Lúa gạo chiếm diện tích lớn nhất, tập trung quanh thị xã Quảng Ngãi. Năm 2007 chỉ thu họach được  381 000 tấn lúa trên diện tích  trồng lúa chừng 80- 90 000 ha, nghĩa là năng xuất  khỏang 4.2-4.8 tấn/ha, trong khi trung bình năng xuất lúa nước nhà đã là 5- 5.5 tấn/ ha. Phải cố gắng thêm nhiều nữa hầu mau lẹ đạt mức quân bình tự túc thực phẩm cho mỗi đầu  người  là trên 500 kg thực phẩm, vì nay đã có  giống  cao năng, cao phẩm và  kỷ thuật sản xuất cận đại thích nghi và đã có thể nới rộng thêm mùa vụ, diện tích tưới tiêu nhờ  các hồ đập thủy điện địa phương. 


Ngư dân xã Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh,Quảng Ngãi)
được mùa cá cơm đầu năm
 
Cả ba nông phẩm chánh tỉnh nhà là mía  7300 ha- 390 000 tấn, đậu phụng  5700 ha – 11 000 tấn, dừa 2700 ha - 13 726 tấn  đều có năng xuất kém so với các năng xuất trung bình thế giới, nay Việt Nam đã biết được. Đô  thị hóa nhanh chóng thì phải chuyễn nông nghiệp lúa cỗ truyền qua các ngành trồng rau đậu, như trồng tỏi ở đảo Lý Sơn, hoa kiểng, ngành công nghiệp thượng tầng cao ốc hay dọc các bồn đường xá, khu trống làm xanh công viên, cụm công nghệ v.v… Tây Bắc và Tây Nam Quảng Ngãi là những nơi  chăn nuôi nhiều súc vật,  287 000 con năm 2007. Trọng lượng trâu bò đang sống,  dự trù năm 2015 sẽ đạt  81 000 tấn và năm 2020 sẽ đến130 000 tấn.  Tỉ lệ sản lượng thủy sản Quảng Ngãi trên tổng số sản lượng  quốc gia cao hơn  tỉ số sĩ số dân trên tổng số dân nước nhà. Nhờ lợi lộc hải sản  đảo Lý Sơn . Tuy nhiên, khác các tỉnh miền Trung khác, không có các đàn cá phong phú ngòai khơi tỉnh nhà, nên phải đánh cá xa bờ Hòang Sa, Trường Sa, Biển Tây (? ). Tỉnh dự trù xây đắp một hệ thống nuôi trồng hải sản – aquaculture  system,  trước tiên  ở các cảng cá Sa Huỳnh  và Sa Cần, trung tâm hậu cần ngư sản Sa Kỳ,  vét Cửa Đại  ( Nghĩa Phú ) và  thiết lập các cảng cá Mỹ A, Cửa Đại – Cỗ Lũy. Về phát triễn lâm nghiệp, Quảng Ngãi phải chú tâm đến các lòai cây cung cấp dược phẩm, hương thơm.. như quế, trầm hương- kỳ nam…,  trong chương trình lại rừng bị tàn phá mục đích tăng tỉ lệ diện tích rừng bao phủ lên 47-48 %  năm 2015 và trên 50% năm 2020 …

              ( Irvine , Ca Li ngày 21 tháng 3 năm 2012 )


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét