Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Brasil


Việt Nam học được gì ở chánh sách vĩ mô phát triển Brasil  ? :

         Brasil  phải thay đổi, không còn có thể phát triển ổn định dễ dàng ở  những thị trường  đang trỗi dậy và và giá cả hàng hóa nguyên liệu cao đã hết thời ?

    
Brasil  là một  trong những quốc gia dẫn đạo của nhóm BRICS – Brasil, Nga, Ấn Độ  Trung Quốc  và Nam Phi ( Châu ), của những thị trường chóp bu đang trổi dậy trên thế giới, nhiều chuyên viên  chờ đợi họ sẽ thay thế Hoa Kỳ và Âu Châu như thể là những quốc gia  thúc đẩy mạnh nhất  nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên hình ảnh  chói lọi của Brasil  lại dựa vào một tiền đề  cực kỳ lung lay :  giá cả hàng hóa  ( nguyên liệu )- commodities.  Brasil  đã tăng trưởng  phần lớn  tùy thuộc vào  những yêu cầu dâng lên  từ các tồn trử  như dầu lữa,  đồng,  quặng sắt  và những tài nguyên thiên nhiên khác ( Brasil không có nhiều quặng bô xít, than đá  antracit, phốsphat apatit… như Việt Nam ).  Vấn đề là  thèm khát toàn cầu về những hàng hóa này đã bắt đầu giảm bớt . Nếu Brasil không chịu tìm biện pháp  đa dạng ( thể ) và tăng cường tăng trưởng nước mình, Brasil rất có thể  ngã quị theo chúng .

                                   Say sưa hàng hóa      

     Mười năm qua, các thị trường toàn cầu đã phát triễn một thèm muốn không thõa mãn nổi đầu tư vào các quốc gia thị trường đang trổi dậy, đặc biệt những nước như Trung Quốc đang mua các cung cấp năng lượng  và tài nguyên thiên nhiên ( những hàng hóa này hiện chiếm khoảng 30%  tiền  của  các thị trường  cổ phần  chứng khoán quốc tế ). Theo một  lôgic sau lưng  khuynh hướng này, trong lúc Trung Quốc tiếp tục phồn thịnh, tiêu thụ không ngừng tăng gia  số lượng dầu lữa, đồng, quặng sắt và các nguyên liệu thô khác, các quốc gia như Brasil, nhà xuất khẩu lớn nhất các hàng hóa này, cũng có thể phồn thịnh lên.  Là một  thể chế dân chủ ổn định, Brasil tuồng như ưa chuộng một đầu tư an toàn  và vụ khám phá những bồn  dầu lữa chánh ngoài khơi bờ biển Brasil có thể tô thêm ánh vàng kim  cho hình ảnh phát triễn.
     Thế nhưng  phía sau các mạch vĩa nguyên liệu hoa văn này, nhiều vấn đề khó khăn đã lộ diện.  Cho một quốc gia được xem là đang tiến vào địa vị  một trong những cường quốc  kinh tế chánh trên thế gíới, Brasil đã tỏ ra rất cẩn trọng. Hầu bảo vệ công dân mình khỏi  hổn loạn kinh tế làm điêu đứng thế giới suốt cuối thế kỷ thứ 20, Brasil  đã phát triễn hai chánh sách  ký hiệu – sác xuất tiền lãi cao để kiểm soát lạm phát  và một tình trạng  an sinh  cung cấp một lưới an toàn xã hội-  đậy  nắp mũ che dấu hạn chế phát triễn.  Thật thế, kể từ  đầu thập niên 1980, phát triễn Brasil đã lắc lư  quanh trung bình  là 2.5%  một năm, chỉ tăng lên khi giá các hàng hóa tăng. Ngay cả ở thập niên vừa qua, khi tăng trưởng Brasil  lên trên 4%  và tổng thống Lula da Silva ca ngợi Brasil đã đến “một thời kỳ  huyền diệu”, Brasil vẫn chỉ tăng trưởng ở mức phân nữa của  Trung Quốc , Ấn Độ và Nga . 

    Lãi xuất cao ở Brasil   cản trở  phát triễn quốc gia khiến Brasil không thể làm bất cứ điều gì, vì lẽ  mọi sản xuất đều  giá quá cao. Cung cấp một  tiền lời chừng 10% vốn đầu tư, những lãi xuất này  hút dẫn tư bản ngoại quốc, nhưng dòng đầu tư này lại làm tăng giá trị đồng real (đơn vị tiền tệ Brasil ) , biến đồng real thành một loại tiền tệ đắt nhất thế giới. Thành quả, các  tiệm ăn ở thành phố Sao Paulo  còn đắt hơn cả Paris, và giá thuê phòng  làm việc  cũng cao hơn ở New York.  Phòng khách sạn ở thành phố Rio de Janeiro  cao hơn cả giá phòng  dọc  theo Bờ biển Riviera ( Côte D’ Azur) Pháp, tiền thuê xe đạp đắt hơn giá thuê ở Amsterdam và giá vé xi nê  cao hơn giá vé ở thủ đô Madrid. 

   Cùng lúc,  giá đồng real đắt tăng cường giá cả các xuất khẩu từ Brasil làm cho Brasil mất hết tính cách cạnh tranh ở các thị trường tiêu thụ toàn cầu. Dù rằng  nhiều đồng tiền tệ  các thị trường  chánh đang trổi dậy đã tăng lên đối với đồng đô la Mỹ đồng real tự làm thành một loại riêng biệt , tăng lên 100%. Điều này có thể giúp ngành chế tạo ở Hoa Kỳ, nhưng lại  tai hại cho ngành chế tạo Brasil, ở nước này  ngành chế tạo chiếm đỉnh cao  16.5%  GDP năm 2004, và đã tụt xuống còn 13.5 %  cuối năm 2010.  Rất ít  quốc gia đang mở mang đã giữ vững  mức tăng trưởng mau lẹ  ngay cả trong  một thập niên thôi, không nói đến  hai hay ba thập niên, và hầu như các quốc gia này  nếu có tăng trưởng mau lẹ đi  nữa, đã làm như vậy bằng cách  nới rộng  chia phần với  ngành chế tạo tòan cầu, chứ không phải  cởi trên làn song giá cả hàng hóa.
     Tuy nhiên, Brasil đã chọn lối mòn  vừa kể này.  Trong thập niên qua,  tăng trưởng Trung Quốc  đã thực hiện nhờ  tiêu thụ  mạnh mẽ nhất thế giới các nguyên liệu thô công nghệ và Brasil đã trông cậy vào bùng nổ này: năm 2009, Trung Quốc vượt Hoa Kỳ  thành một chung sức thương mãi lớn nhất của Brasil. Chiếu theo  thành công vững chắc  của Trung Quốc,  ít ai chờ đợi là  kinh tế Trung Quốc sẽ chậm đi  và xét đến tình trạng Brasil liên hệ.  Thế nhưng  trì trệ kinh tế Trung Quốc  nay đang xảy ra. Tháng 3 năm 2012 , Bắc Bình  tuyên bố là  sác xuất tăng trưởng của mình năm 2012  sẽ rơi xuống   dưới 8%  lần đầu tiên kể từ  1998. Không lấy gì làm ngạc nhiên  là vào thời gian này, thủ đô Brasilia  cũng tuyên bố là sác xuất tăng trưởng của Brasil cũng tụt xuống dưới  3%.

      Tăng trưởng Trung Quốc chậm rải đi làm dấu hiệu  chấm dứt một thời đại  trong đó  các thị trường đang trổi đậy đã có những triễn khai  mau lẹ  bất thường, do một thác suối tiền tệ thúc đẩy bắt đầu tuôn ra khỏi Hoa Kỳ năm 2003  khi Qũi Dự Trữ Liên Bang,  -(Ngân Hàng Quốc Gia Hoa Kỳ) - Federal Reserves  tìm cách làm cho nền phục hồi  Hoa Kỳ  vững chải hơn  từ việc  tụt dốc dot- com.  Trải qua 4 năm tiếp theo ,  sác xuất tăng trưởng  trung bình ỏ các thị trường đang trổi dậy lên gấp đôi đến 7.2 % , và khắp  toàn cầu , thời gian các triễn khai - nới rộng kinh tế trung bình cũng kéo dài  thêm từ bốn năm đến 8 năm , Nay, vì là hậu quả  của khủng hoảng  tín dụng năm 2008  tiếp tục mở toang thêm ra, tiền dễ dãi  khô cạn hẳn đi.  Các nhà đầu tư sẽ phải  ngưng đổ tiền vào các quốc gia có thị trường đang trổi dậy  như thể là một loại hạng  và thay vào đó,  bắt đầu định giá  xem thị trường nào vẫn còn có cơ thành công  ở một thời đại mới của triễn khai- nới rộng  chậm trải và không đồng đều .  

                     Tăng trưởng bé choắt

     Vì chưng khuynh hướng  giới hạn  phát triễn của mình, Brasil là một nơi tốt đẹp cho các nhà đầu tư  khởi sự  cuộc định giá này . Brasilia lo sợ  việc kinh tế quá nóng hổi nguồn gốc  từ lịch sử khủng hoảng tài chánh lâu dài xứ sở , khi chánh  phủ   tiêu xài quá nhiều  đã sản xuất ra nhiều vụ không trả nợ nổi và  phá giá đồng bạc. Chu trình  đụng đáy đá  suốt một chục năm siêu lạm phát,  đến đỉnh cao năm 1994, rồi khi giá cả tăng 2100 % - nhanh đến nổi chi phiếu trả tiền sẽ mất đi  30% giá trị  khi doanh vụ có thể    đem phiếu bỏ vô nhà băng  và dân lao động  lấy ngay tiền mặt của chi phiếu trả lương chạy đến tiệm  mua thực phẩm, trước khi  giá cả tăng thêm. 

    Năm 1995,  chánh phủ Brasil  cuối cùng ngăn được  xoắn ốc  siêu lạm phát  bằng cách   dẫn nhập đồng real  và  đặt nó dính theo đồng đô la Mỹ.  Nhưng đồng tiền tệ mới không  xóa bỏ được  tính dễ bị thương của lạm phát Brasil  thường lệ, vì Brasil đã quen thói nghiện ngập  quốc gia tiêu xài quá đáng. Tổn thương siêu lạm phát càng làm sâu đậm thêm mối Brasil cam kết  xây đắp một  quốc gia an sinh hoàn toàn. Hiến pháp thông qua năm 1988, bảo đảm săn sóc y tế  và giáo dục đại học miễn phí và lương tối thiểu xứ sở  nay cao đến nổi chỉ áp dụng được cho một người trong ba người làm việc. Trong thập niên 1980, giá cả  tăng như tên lữa,  lọt ra khỏi vòng kiểm soát  một phần vì chánh phủ cố tâm  giảm bớt gánh nặng tài chánh trên công dân Brasil, bằng cách nối kết đồng lương với  giá cả gia tăng.  Điều này tạo ra  một chu trình  ngổ nghịch  là lúc nào  giá cả tăng thêm nhiều, thì lại khởi động tăng lương, rồi khiến các chủ nhân  lại phải tăng giá. Năm 2003, dưới trào Lula, Brasilia mở rộng thêm những bảo vệ lợi tức kiểu này,  khi Brasil tung ra  chương trình “ Chợ Gia Đình - Bolsa Família” , có lẽ là một chương trình  an sinh hào phóng  nhất tại các nước thị trường đang trổi dậy. Sáng kiến cống hiến  lợi tức tiền mặt  có điều kiện để hổ trợ  dân nghèo  và hổ trợ không điều kiện  cho ai quá nghèo .  Giúp đở này  đã giảm bớt bất bình đẳng ở Brasil , nhưng lại tai hại cho phát triễn . Kể từ thời đại siêu lạm phát, chánh phủ Brasil  đã tài trợ lưới an toàn tăng gia này, bằng cách tăng chi tiêu  như thể là một phần  chia sẽ với nền kinh tế quốc gia, từ chừng 20%  ở thập niêm 1980  ( một tỉ xuất điển hình  cho các thị trường đang trổi dậy ) đến gần 50% năm 2010 .  Brasil đã  bảo đảm  việc nới rộng này  bằng cách tăng thuế, nay đã bằng 38 %  GDP, mức cao nhất ở các quốc gia  thị trường đang trổi dậy. Gánh nặng  thuế khóa cá nhân và tổ hợp  chỉ để lại cho doanh nghiệp ít tiền hơn đầu tư vào huấn luyện mới,  kỷ thuật và thiết bị,  dẫn tới cải thiện rùa bò  hiệu năng doanh nghiệp Brasil. Giữa các năm 1980 và 2000, hiệu năng sản xuất  Brasil đã tăng ở tỉ xuất hàng năm là 0.2%, so với 4% một năm ở Trung Quốc  nơi doanh vụ đầu tư mạnh mẽ hơn nhiều.  Đây là một con đường theo đó ưu tiên xài phí Brasil đã làm cho quốc gia  dễ bị lạm phát. Nếu  hiệu xuất không tăng, phẳng lì -  nói theo cách khác, nếu  môt dân lao động  không sản xuất nhiều hàng hóa hơn mỗi giờ - thế thì doanh vụ phải nâng cao giá cả hàng hóa này để trang trải  lương bổng gia tăng hàng giờ.

                           Bắc Bình  hay Brasília

    Cách hay nhất để nhìn thấy tại sao lo sợ tê liệt  cơn đau đớn  tài chánh đã giử Brasil lại đằng sau, so với bước tiến tới Trung Quốc.  Hai quốc gia đã áp dụng những phương thức đối nghịch nhau về phát triễn. Trong khi Brasil  chận bớt tăng trưởng ở một thế hệ đã qua,  Trung Quốc đeo đuổi không hề ngưng tăng trưởng . Bắc Bình mở rộng toang  cánh cửa cho thương mãi toàn cầu, thiết đặt  những lãi xuất thấp để cung cấp tư bản rẽ tiền  tài trợ hạ tầng cơ sở  khẩn thiết, cực trọng cho nền kinh tế xuất khẩu  tỉ như đường xá, cầu cống và hải cảng. Những lãi xuất này cũng giúp đở giá trị đồng  yuan ( nhân dân tệ Tàu ) thấp  làm cho xuất khẩu Tàu cạnh tranh thuận lợi hơn.  Trung quốc xây đắp hệ thống này  tai hại cho công dân mình . Trung Quốc chỉ mới tung ra  những chương trình an sinh có nghĩa chỉ  để bảo vệ công dân Tàu  tránh khỏi những rối loạn  thay đổi  mau lẹ  gây ra. 

    Trong lúc đó, Brasil  chấp thuận  mô hình đối nghịch hẳn,  tụ điểm trên ổn định  và bảo vệ dân gian  mình  thay vì tăng hiệu xuất  và tăng trưởng. Lãi xuất Brasil cao  hút dẫn  tư bản ngoại quốc  và nâng cao giá trị đồng  real, làm hại ngầm  xuất khẩu và làm chậm  nới rộng ( tăng trưởng ) Brasil.  Brasilia  tiêu xài tư bản, không phải  cho đường xá, cầu cống  mà là cho an sinh quốc gia.  Đó là lý do  phần lớn tại sao cho 30 năm qua Trung Quốc đã phát triễn 4 lần  mau lẹ hơn Brasil

  Khác biệt giữa hai chiến lược  đầu tư thật là rỏ ràng. Ở thập niên qua, đầu tư nội địa Trung Quốc ở mọi điều, từ  xưởng máy đến thiết bị  và trường học, leo cao hơn bước tiến   hai con số hàng năm, đạt gần 50% GDP mỗi năm, cao hơn bất cứ mọi nền kinh tế  chánh thế giới nào.  Thật tế,  Trung Quốc hiện nay đầu tư  cao hơn cả Hoa Kỳ và Âu Châu hợp lại.  Mặt khác, tổng số đầu tư Brasil  vẫn duy trì ở mức thấp hơn 19% , một trong những tỉ xuất  thấp nhất ở các thị trường đang trổi dậy.  Và Brasilia chỉ xài  2%  GDP cho hạ tầng cơ sở, một số lượng bé tí xíu so với tỉ xuất trung bình  là 5% ở các nước thị trường đang trổi dậy  và tỉ xuất của Trung Quốc là 10%.
 
   Thất bại đầu tư  là lý do chánh  cắt nghĩa tại sao  nền kinh tế  Brasil lại vật vờ và đắt đỏ như thế.  Thất bại xây cất đường xá  và hải cảng  làm cho các nhiệm vụ  đơn giản, tỉ như di chuyễn  khắp nước,  thành cơn ác mộng.  Các tay lái xe cam nhông ( trucks , camions )  chở đường mía từ các đồn điền đến thành phố Santos, hải cảng lớn nhất Brasil phải thường xuyên chờ đợi hai tới ba ngày ở cổng hải cảng,  vì thiếu kho trữ hàng  và các máy  tự động di chuyễn khối đường  mía chở đến.  Một  nhà cựu điều khiển  một công ty một công ty nông nghiệp  Hoa Kỳ  chánh  cho biết là hột giống chở tới từ nội địa Brasil xa xăm  đến Santos,  sẽ mất  mát hoàn toàn khối hột giống cho rỉ sét và  ổ gà dọc đường.  Dân lượm lặt  sẽ đi theo các xe cam nhông, và hột giống này có khi được bán ra ở xứ Paraguay. 

   Nền kinh tế Brasil   đau khổ vì những nút nghẹn cổ tương tự khắp mọi  lảnh vực. Mức đo lường rộng rải cách nào một nền kinh tế toàn dụng  tổng số dân lao động  và thiết bị , một con số  được gọi là tỉ lệ  sử dụng  khả năng- capacity utilization rate, nay là 84% ở Brasil, 5 điểm  cao hơn trung bình ỏ các nước thị trường đang nổi dậy và là một dấu hiệu   cung cấp chưa thích hợp. Tiêu xài thiếu thốn  cho  trường học  thành quả là một  thiếu thốn  các tay thợ lành nghề. Thông thường, hể một quốc gia nào giàu có thêm lên, thì sinh viên  lại học ở trường dài ngày hơn. Nhưng ở Brasil, sinh viên ở trường trung bình chỉ đến 7 năm, tỉ số thấp nhất tại  bất cứ một quốc gia lợi tức  trung lưu nào. Ở Trung Quốc, nghèo khổ hơn Brasil,  trung bình là 8 năm.  Thành quả, dù nay thất nghiệp đã một chục năm rồi khá thấp, chỉ  là 6%, các doanh vụ than phiền là họ không còn lựa chọn nào khác hơn là thuê mướn những kẻ xin việc không xứng đáng.  Trong công nghệ, chế tạo và dịch vụ,  thiếu thốn kỷ sư và các lao động   kỷ thuật chuyên môn đã làm nền kinh tế khó khăn. 

   Tóm tắt, thiếu thốn đầu tư  đã khiến kinh tế Brasil  hay nguội lạnh đi  ở một tỉ xuất  tăng trưởng  thấp hơn so với các quốc gia thị trường đang trổi dậy khác; nếu doanh vụ phải trả thêm tiền thuê mướn các lao động thành thạo, hay di chuyễn hàng hóa  khắp nước, họ sẽ đưa các phí tổn này lên vai các nhà tiêu thụ.  Khi doanh vụ  bắt đầu  cạnh tranh  với cung cấp không thích nghi lao động, kho dự trữ hàng,  khả năng chuyên chở và các cần thiết khác, lạm phát sẽ dâng lên vào lúc  kinh tế nới rộng, triễn khai.  Đối với Brasil, sự kiện này xảy ra khi tăng trưởng GDP ban đầu đạt mức 4% ,  nghĩa là phân nữa  tỉ xuất Trung Quốc . Và vì theo lịch sử, Brasil tăng lãi xuất ngay khi lạm phát chớm nở, như vậy kiềm chế  tăng trưởng, Brasil có khuynh hướng ngưng lại ở mức 4% .
   

                    Không còn ổn định được nữa    

    Brasil đã có khả năng  thực hiện  mức tăng trưởng 4 % ở một môi trường bất thường trong thập niên vừa qua, khi quốc gia khởi sự đuổi kịp  Tây phương. Trung bình lợi tức mỗi đầu người Brasil  đã rơi từ đỉnh  là 25 % trung bình Hoa Kỳ  thập niên 1960  xuống 16 %  vào cuối thập niên 1990. Tuy nhiên, ở thập niên vừa qua,  con số này bắt đầu leo thang, và nay đã đạt 20%.  Nhưng vì yêu cầu hàng hóa suy thoái đang tới, tỉ xuất sẽ lại sụp đổ một lần nữa.  Arninio Fraga,  nguyên chủ tịch Ngân hàng Trung ương Brasil nói rằng ông lo sợ một “ thập niên mất mát – lost decade” suy thoái tương đối, tương tự thập niên 1980, nếu Brasil không rủ bỏ  “ Gốc Rễ Iberia ( bán đảo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha)  Roots” , những khuynh hướng an sinh quốc gia ngủ gật, tuồng như  là di sản từ  thời  thực dân  Âu Châu.

   Tin tức gần đây  là  tăng trưởng kinh tế Brasil bắt đầu chậm đi, có thể  khởi sự một tranh cải ở quốc gia và cách nào sửa chửa nền kinh tế phí tổn cao và  tùy thuộc hàng hóa của mình.  Dù cho những chương trình  như Bolsa Família đã giúp làm giảm bớt  bất bình đẳng lợi tức,  Brasil phải nhận thức rằng  không thể thừa hưởng sáng kiến này  nhờ thời  kỳ tăng trưởng toàn cầu mau lẹ  bắt đầu năm 2003  là năm sáng kiến khởi sự.  Brasil phải và có thể tìm một phương thức cân bằng ổn định  với nới rộng, triễn khai.  Nhưng nếu Brasil vẫn còn trông cậy vào xuất khẩu dầu lửa, đồng, quặng sắt và các hàng hóa , Brasil  càng ngày càng sẽ bị dễ tổn thương ví giá cả hang hóa lay động mạnh mẽ và  mức chậm đi đang tới của Trung Quốc. Vì phồn thịnh của dân tiêu thụ Brasil  tùy thuộc quá nhiều  vào lợi tức  bán  hàng hóa mà thị trường nội địa  không làm gối độn (đệm ) bao  nhiêu cả, trong sự cố  một chậm đi như vậy. 

   Brasil phải công nhận  là thời đại tăng trưởng dễ dàng ở các thị trường đang trổi dậy  và giá cả hàng hóa cao  đang chấm dứt. Hầu tránh khỏi  bị thụt lùi, Brasilia cần  lấy nguy hiểm và mở rộng thêm nền kinh tế.  Brasil có thể bắt đầu làm như vậy  bằng cách chi tiêu ít hơn  cho an sinh quốc gia, làm đơn giản hóa  luật thuế khóa, mở rộng các căn bản thuế , cân đại hóa  mức  lương nghỉ hưu vô hiệu và những hệ thống an ninh xã hội.  Brasil có thể chuyễn chi phí này qua giáo dục, khảo cứu và phát triễn và các dự ám hạ tầng cơ sở .  Brasil cũng phải xét đến  hạ bớt các rào cản thương mãi  để đề cao sáng kiến ở những ngành công nghệ không phải là hàng hóa. Dù là  một quốc gia xuất khẩu chánh, Brasil là một xứ có nền kinh tế  được bảo vệ nhất thế giới. Vụ này làm cho thương mãi Brasil chỉ  ở mức 20% GDP , thấp nhất trong số các thị trường đang trổi dậy. Chấm dứt chánh sách bảo vệ này sẽ đưa cạnh tranh vào các xưởng máy Brasil, đồng thời cũng  làm hạ giá đồng real, tạo cơ hội  cho một tái sinh ngành công nghệ chế tạo.  Hiện nay, tuồng như Brasil vẫn  níu đeo theo ổn định , đã phải vất vã mới giành được. Thế nhưng nếu Brasil  thất bại cải cách, tiến triễn  do hàng hóa thúc đẫy,  nay mai sẽ bắt đầu bị cuốn sạch  mất hết đi.      
    
        ( chiếu theo Ruchir Sharma , tác giả sách: Breakout nations: In Pursuit of the Next Economic Miracles , nhà xuất bản Norton,  Hoa Kỳ năm 2012 )

      ( Fremont, Bắc Cali, ngày 5 tháng 6 năm 2012 )

                                  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét