Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Sách Về Các Nước Á Châu và Thái Bình Dương


Những sách mới ở Hoa Kỳ nên đọc để biết rõ hơn về tình trạng xã hội  gần đây ở các nước Á Châu và Thái Bình Dương

                                     G S Tôn Thất Trình   

1-  Trốn khỏi Trại 14: Một cuộc hành trình đáng kể từ Bắc Hàn đến Tự Do Tây Phương:



   Sách  Escape From Camp 14: One man’ s Remarkable  Odyssey From North  Korea to Freedom in The West , dày 224 trang do nhà xuất bản  Viking Adult phát hành năm 2012, tác giả là  Blaine Harden , kể lại câu  chuyện thật của Shin Dong Hyuk , sinh quán là  trại quản thúc  Bắc Hàn   cho các tù nhân chánh trị , là một trong 2 người  trốn thóat khỏi trại này.  Các trại này giam giữ ước lượng  khoảng 100 000 đến 200 000  thành viên thuộc những giai cấp gọi là chống đối- thù nghịch, bị cưởng bách phải lao động  khẩu phần ăn đói mèm  cho đến khi họ chết. Cha của Shin bị bỏ tù, vì anh em ông đã  trốn sang Nam Hàn ( Hàn Quốc )  trong cuộc Chiến Tranh Triều Tiên.  Shin  sinh trong trại giam  năm 1982  và  thừa hưởng di sản tội lỗi của gia đình. Mỗi một giai đoạn đời sống thanh niên của Shin  tiết lộ những khía cạnh thực tế Bắc Hàn: chế độ không thương tiếc ở các trại giam, nghèo khổ và tham nhũng ngoài trại, đời sống đáng nói của dân tị nạn Bắc Hàn ở Trung Quốc  và cô độc ở Nam Hàn, nếu như họ đủ may mắn  đến được Nam Hàn. Rồi thì,  Shin  được đến Hoa Kỳ, nơi đây ông đề xướng hiểu biết về hệ thống trại giam, trong lúc vẫn tiếp tục phấn đấu có lẽ suốt đời cho tai hại tâm lý quá khứ tổn thương của mình .Ngày nay bạn có thể nhìn thấy  ở Google Earth, 6 trại giam kiểm soát mọi bề biết được ở Bắc Hàn.

2- Ở nhà mẹ tôi: Nội chiến ở Sri Lanka ( Tích Lan ).


  Sách In My Mother’s House : Civil War in Sri Lanka, dày 320 trang, tác giả là Sharika Thiranagama, do Báo chí Viện Đại học Pennsylvania xuất bản năm 2011, mô tả những sự cố phức tạp cái nhìn từ đáy lên của các gia đình Tamil và Hồi giáo, đau khổ dưới bàn tay không những của chánh phủ Sri Lanka  mà luôn cả phong trào phiến loạn, và có một lúc của lực lượng can thiệp Ấn Độ nữa. Là một nhà nhân chủng học, Thiranagama  chú tâm tới cách nào  những  phun trào bạo động không kiềm chế được  làm rời rả đời sống dân gian. Các Cọp ( Hổ ) Tamil Tigers  nói là họ chiến đấu   cho “Xứ sở Tamil homeland”  nhưng dân gian họ  lại mất hết trọi , từ nhà cửa đến các mạng lưới xã hội, chí đến  cả  các gốc đồng tính – xác định  xã hội  truyền thống nữa.  Thiraganama phỏng vấn dân chúng  sống sót  những chết chóc kẻ thân yêu mình, mất mát tài sản  và  đã tái lập đời sống ở Sri Lanka hay ở ngoại quốc. Chính họ lại thấy  các vai trò cá nhân hay gia đình mờ  lẫn lộn đi, các xác định tộc dân  trở thành cứng nhắc hơn  và các rào cản  cao thêm giữa  cá nhân và cộng đồng. Di động từ sự cố này đến sự cố khác và chuyễn sang từ  chuyện kể cá nhân, các sự cố lịch sử, và các lý thuyết nhân chủng học, sách không xếp lại gần nhau được.  Nhưng nó  lưu lại  một cảm giác sâu đậm mất mát  khó dò của các nạn nhân.

 Những bình luận các sách sau đây  có mục đích cập nhật hiểu biết về Trung Quốc hiện đại ở loạt bài Lịch sử văn hóa Trung Quốc , thường dùng các tài liệu  cho đến năm 2005 mà thôi . ( tuy cũng đã cập nhật tài liệu  trước năm 1945 của Đào Duy Anh và tài liệu trước thập niên 1990 của Nguyễn Hiến Lê ).  

3- Những thí nghiệm Trung Quốc:  Từ các Sáng Kiến Địa Phương  đến Cải Cách Quốc Gia      



    Sách China Experiments : From Innovations to National Reforms , dày 228 trang   của Ann Fiorini, Hairong Lai và  Yeling Tan, do Báo chí Viện Brookings Institution xuất bản năm 2012,  gợi ý rằng Trung Quốc đang di chuyễn tới  một loại  độc đoán  mới, thứ cung cấp “ tiếng nói lớn hơn và  dễ tính toán hơn” và cũng  đủ giải đáp làm mờ loạn khác biệt  với dân chủ.  Các nhà lảnh đạo Trung Quốc đối diện  với cần thiết tái cân bằng  các liên hệ quốc gia – xã hội và nuôi nấng  hợp pháp chính thống  lớn hơn,  trả lời việc giai cấp trung lưu  lớn mạnh, báo chí truyền thông mới  và ý thức quyền lợi.  Ngay cả dù cho  quyền cai trị của  độc đảng là tối thượng,  các tác giả  xác định một loạt thí nghiệm địa phương làm lỏng lẻo kiểm  soát kiểu từ trên xuống dưới  và mở rộng những kênh  cho đường  công dân vào . Những đường vào này bao gồm hệ thống  kiểm tra  điện tử để ngăn ngừa tham nhũng  bằng cách  tung ra những chấp nhận hành chánh cho doanh vụ mới ở Thẩm Quyến – Shenzhen ( gần Hồng Kông ), sử dụng nhiều dạng   dò la  ý kiến dân gian và những cuộc  bầu cử cạnh tranh nữa vời – semi – competitive  giúp lựa chọn chánh phủ và chức quyền  đảng ở cấp thấp nhất, chánh phủ nuôi trồng vài nhóm công dân đã cung cấp dịch vụ xã hội và chấp thuận những điều hòa, hầu  giúp dân gian tăng thu nhận  thông tin của chánh quyền.  Câu hỏi nêu lên là liệu các  thí nghiệm này,  những  biện pháp ít hơn nữa vời, chỉ  vẽ ra cốt để che dấu cơ cấu thực sự của uy quyền  hay  chúng thực sự là những dấu hiệu sớm sủa  thay đổi thực sự, các tác giả tuồng như tin tưởng vào đó .     

4-      Walmart ở Trung Quốc



Anita Chan biên tập , dày 304 trang, ILR xuất bản năm  2011.  Mười năm qua,  mạng lứới chắn Bentonviille- Quảng Đông ( Guangdong ) đã trở thành một mối nối dày nhất cuộc liên hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc .Nếu tổ hợp Walmart là một quốc gia,  nó sẽ là một thị trường  xuất khẩu lớn hàng thứ sáu của Trung Quốc.  Hảng buôn bán hàng hóa căn cứ ở bang Arkansas- Hoa Kỳ đã trở thành khách hàng duy nhất cho toàn thể một mạng nhà thầu phụ và phụ - phụ suốt miền Nam Trung Quốc.  Nhờ sức mạnh mua hàng của mình cũng như   xử lý  hậu cần chặc chẽ , tổ hợp bán lẽ này  hầu như kiểm soát  mọi nhà cung cấp cho tổ hợp mà không cần  làm chủ nhân ông các nhà cung cấp.  Walmart cũng đã trở nên một  hảng bán lẽ chánh của Trung Quốc, có 200 tiệm tồn trữ  để phục vụ  giai cấp trung lưu  đang lớn mạnh ở Trung Quốc. Các nhà góp phần  viết sách  dùng tài khéo léo hoạt động  địa phương mang đao kiếm trong áo choàng,  để cung cấp một hình ảnh bén nhọn về những điều kiện  sức lao động ở các nhà cung cấp cho Walmart và các  kho hàng tồn trử Trung Quốc của họ. Các tác  giả vô danh này trình bày là  Chương Trình các Tiêu chuẩn Đạo đức của Walmart  thực hiện rất ít,  để  có thể ngăn ngừa  các xưởng kiểu đổ mồ hôi – sweat shop( lạm dụng thái quá  sức lao động ) ở các nhà cung cấp cho tổ hợp.  Mặt khác, các nhân viên các tiệm tồn trữ của Walmart đã thu nhập dễ dàng văn hóa tổ hợp, nơi đạo đức Thiên Chúa Tin Lành và ảnh hưởng nông thôn  chuyễn qua, pha trộn  cùng các truyền thống  Tàu của chấn hưng  luân lý, kiểm soát lẫn nhau, và đeo đuổi  tham vọng cá nhân  xuyên qua dịch vụ tập thể.

5-      Sau khi nghiêng về một phía : Trung Quốc và Đồng Minh ở Chiến Tranh Lạnh



Sách After Leaning to One Side: China and Its Allies in the Cold War của hai tác giả Zhihua Shen và Danhui Li , dày 360 trang ,  Báo chí Viện  đại học Stanford xuất bản  năm 2011,  được  đánh cao giá ở Trung Quốc  về những câu chuyện lịch sữ tế nhị  các giai đoạn then chốt thời Chiến Tranh Lạnh, làm ra một góp phần đứng đắn ở lảnh vực lịch sử quốc tế về Chiến Tranh Lạnh. Công trình  của họ thuộc về làn sóng các học giả  Tàu độc lập, phá tan huyền thoại vai trò Trung Quốc ở cuộc chiến này  bằng cách phô bày Trung Quốc   là một quốc gia lưu tâm đến quyền lợi riêng mình như mọi quốc gia khác.  Trên những lựa chọn  dịch ra từ công trình của họ, các tác giả nói tới những hồi đoạn liên hệ đến  Trung Quốc, Nga Sô Viết, Bắc Hàn và Bắc Việt. Phương pháp căn bản là phân tích đau đớn  các tài liệu, những chuyện kể  răng rắc  với căng thẳng của  chánh trị thật sự.  Họ tìm thấy là quyết định của Mao  đi vào Cuộc chiến Triều Tiên  không được qui hoạch từ trước  và đã được  hình thành miễn cưởng, giải đáp cho việc Hoa Kỳ can thiệp mà Mao không ngờ; và những tranh chấp  về chỉ huy, chiến lược và hậu cần chuyễn vận,   chia rẽ đắng cay giữa  Tàu và đồng minh Bắc Hàn  suốt và sau chiến tranh, và lảnh tụ Bắc Hàn Kim Nhật Thành lo ngại một một phe phái thân Tàu trong đảng của ông, đã khiến  quân đội Tàu rút lui về Trung Quốc  từ Bắc Hàn năm 1958. Suốt những hồi đoạn Shen và Li nghiên cứu, quyền lợi quốc gia  luôn luôn thắng  tình nghĩa mật thiết vô sản , một sự thật vẫn còn ích lợi  khi các  quan sát viên đồng sự hiện nay ở phía sau  bộ mặt  chánh thức Bắc Bình – Bình Nhưỡng ngày nay.

6-      Bàn tay Trung Quốc : một hồi ký



Sách  China Hand : An autobiography , dày 376 trang , tác giả  là John Paton Davies ,  Báo chí Viện Đại học  Pennsylvania xuất bản năm 2012. Davies là một nhân viên  bộ Ngoại giao Hoa Kỳ,  được biết nhiều hơn là một nạn nhân cuộc Thanh trừng Sợ Hải Đỏ - Red Scarce Purge  đầu thập niên 1950.  Ông chết năm 1999, để lại một ký sự  chưa hoàn tất.  Ký sự phần lớn viết về thời gian ông ở Miến Điện  ( nay là Myanmar ) , Trung Quốc,  và Ấn Độ như thể là một phụ tá dân sự  cho tướng Hoa Kỳ Joseph Stilwell trong Thế Chiến Thứ Hai, dịch vụ của ông ở tòa đại sứ Hoa Kỳ  ở Moskova – Moscow sau chiến tranh, và cuộc cải lộn của ông với Patrick Hurley lúc đó là đại sứ   Hoa Kỳ ở Trung Quốc , trên những liên quan đến Cọng Sản Tàu. Davies nhận thức là  các khuyến cáo của ông,  cố tâm  làm cho Tàu Cộng xa lìa Moscow, là không thực tế .  Cùng lúc ông trình bày cách nào Tưởng Giới Thạch thao tác chánh sách Hoa Kỳ và cách nào Hurley đặt  nền tảng cho thời đại  McCarthy săn bắt phù thủy,  bằng cách làm hình dung vài nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được thông tin tốt nhất đã hoạt động với ông như tuồng là họ thân cọng.  Sách đầy rẫy  những nhân vật sống động và đem tới  cho tình trạng  chiến lược lỏng lẻo mù mờ vào thời  cuối chiến tranh .  Lối hành văn vặn thắt của sách làm cho độc giả thích thú, dù rằng thành quả  đặt ra trước,   đáng tiếc cũng lan tràn chuyện kể .

( chiếu theo  Andrew J. Nathan, nguyêt san Ngoại Giao Hoa Kỳ, số tháng 5/6 năm 2012 )

               ( Fremont , Bắc Ca Li  ngày 30 tháng 5 năm 2012 )         


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét