Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Brasil


Thử tìm đường hướng “ mới” cho Phát Triển Việt Nam, sau thời đại  Phong phú (xuất khẩu) hàng hóa ( “ nguyên liệu” hay sơ chế )- Commodities Boom , tiếp theo bài về phát triển Brasil  của Ruchir Sharma,  lên mạng trang  BLOGS THE GIFT, tháng 6 năm 2012, những phản hồi chỉ trích của 4 tác giả và trả lời của Sharma : 

 Vậy chớ Brasil  phá sản đến mức độ nào rồi ?

            G S Tôn Thất Trình


                Nhắc lại là Brasil được mệnh danh là một trong 5 nước BRICS (viết tắt chữ đầu của Brasil , Russia , India , China và South Africa ) phát triển đang trổi dậy – emerging nations  trên thế giới ngày nay.

                Ổn định là thành công

        Sau đây là quan điểm của Shannon ÓNeil, thành viên Ban Nghiên cứu  Châu Mỹ La Tinh của Ủy Ban  Ngọai giao Hoa Kỳ- Council on Foreign Relations .

          Tháng 5- 6 năm 2012, tiến sĩ Ruchir Sharma đã biện cứ là tiến triễn không tin nổi được  trong 10 năm qua ở Brasil,  tùy thuộc vào  buôn bán hàng hóa  ( Ở Việt Nam là   gạo, cà phê , cao su , tiêu , hột điều ,  thủy sản , than đá antracit , dầu lữa và nay mai có thể là bô xít, đất hiếm… ), và các thị trường hàng hóa nay cũng đã bắt đầu chậm lại rồi . Cho nên tăng trưởng  Brasil cũng sẽ chậm lại. Sharma đã lưu ý  đứng đắn là những năm tới, Brasil sẽ phải đương đầu một suy giảm  của Trung Quốc mua hàng hóa phát triễn ở Trung Quốc. Nhưng Sharma đã quên nhận thức là ổn định kinh tế cũng đã thúc đẩy  tăng trưởng Brasil.
         Suốt cuối thế kỷ thứ 20, Brasil đau khổ vì những thất bại của chánh sách ổn định và những cơn siêu lạm phát tàn phá to lớn. Tuy nhiên, năm 1994, Brasil thiết lập một đồng tiền tệ mới – đồng real, đã giúp  kiềm chế lạm phát. Ngay lúc đó, chánh phủ cũng bắt đầu giảm quan thuế, mở rộng thị trường và tư nhân hóa công nghệ, những chánh sách cựu tổng thống Brasil Luiz Ignacio Lula da Silva bám chặc lấy thập niên kế tiếp. Những cải cách này  thuyết phục  các kẻ hòai nghi địa phương và quốc tế  là Brasil sẽ không trở lại những ngày  đóng kín thị trường và lạm phát -  một tiến trào hơn là một cơn điên hàng hóa  đã đẩy mạnh phồn thịnh kinh tế Brasil suốt thập niên qua.



       Sharma biện cứ  là chính những biện pháp Brasil đưa ra để đạt ổn định này sẽ làm  Brasil thụt lui trở lại.  Đặc biệt, Sharma tuyên bố  là chi tiêu  Brasil cho cho các chương trình an sinh  tỉ như Bolsa Familia , một sáng kiến  cung cấp chuyễn tiền mặt giúp các cha mẹ lợi tức kém  có thể chủng ngừa bệnh cho con cái  và giữ chúng lại trường, đã  giảm bớt  bất bình đẳng, nhưng lại làm thiệt hại phát triễn. Thế nhưng lịch sử gợi ý rằng muốn có tăng trưởng  bền vững , các chánh phủ phải  săn sóc  trẻ em cũng như người già cả và những kẻ ít may mắn hơn.  Các nước Âu Châu và  Hoa Kỳ đã khởi sự  xây dựng  mạng lưới an tòan xã hội  ở những mức độ lợi tức đầu người còn thấp kém hơn nhiều  lợi tức các quốc gia thị trường mới trổi dậy ngày nay, giúp nới rộng hiệu năng và sinh cường nhu cầu , đòi hỏi. Thật vậy, rất nhiều nghiên cứu  của Ngân Hàng Thế Giới – WB và nhiều tổ chức khác cũng gợi ý gia giảm bất bình đẳng – inequality ở các nước có lợi tức trung bình, tỉ như Brasil, thật đã sinh cường tiến bộ kinh tế.

      Điều còn tốt hơn nữa, nhiều nghiên cứu ngay trong xứ Brasil do Funđaxao Getulio Vargas, một  tổ chức  khảo cứu Brasil thức hiện đã chứng minh là Bolsa Familia  đã tăng gia  công ăn việc làm tự mình và  tiêu thụ nội địa. Những nghiên cứu khác, tỉ như nghiên cứu của Viện Khảo cứu Chánh sách Thực phẩm Quốc tế, đã cho thấy là trẻ em  của những gia đình nhận sự giúp đở của Bolsa Familia đều khỏe mạnh hơn và  đi học nhiều giờ hơn, cống hiến những hy vọng tốt hơn, tăng thêm các dân lao động lành nghề hơn  mà Sharma đã khuyên nhủ.

       Trong lúc đó, Sharma so sánh giữa Brasil và Trung Quốc, biện cứ là Brasil đã ngăn trở  phát triễn, khi mà Trung Quốc  đề xướng nó.  Nêu lên tương phản này, Sharma đã bỏ qua những lợi tức trung bình chênh lệch rỏ ràng giữa Brasil và Trung Quốc, đặc biệt cho người nghèo. Theo Cơ Quan Tiền tệ Quốc tế  -IMF, lợi tức đầu người  ở Trung Quốc, nơi GDP đã tăng gia mau lẹ hai thập niên qua, cũng vẫn chỉ bằng phân nữa con số của Brasil. Trong 10 năm qua,  lợi tức trong bình  của nhóm 20%  dưới đáy, đã tăng gia 10%, nghĩa là bằng sác xuất  tăng trưởng tổng thể GDP Trung Quốc.

       Brasil cũng hơn hẳn Trung Quốc về nới rộng thêm kích thước  giới trung lưu.  Theo một nghiên cứu của tổ chức Brookings Institution,  gần phân nữa dân số Brasil nay được xem thuộc giới trung lưu, so với con số  ít hơn  10% ở  ở Trung Quốc ( ? ). Brasil đã đưa  rất nhiều dân gian ra khỏi vòng nghèo khổ, không phải chỉ riêng bán ra hàng hóa,  mà cũng đã  đa lọai nền kinh tế mình, nới rộng khu vực tài chánh và dịch vụ, giảm bớt bất bình đẳng. Những chánh sách này đã tạo ra  một căn bản mạnh mẽ các nhà tiêu thụ nội địa, đã giúp Brasil  nâng cao nền kinh tế Brasil  và làm dịu bớt ảnh hưởng các cú sốc bên ngòai, tỉ như khủng hỏang tài chánh tòan cầu năm 2008. Dù mọi điều này, Sharma chỉ nhắc tới  giới trung lưu một lần duy nhất.      
           Brasil  đối diện nhiều vấn đề, từ giáo dục và hạ tầng cơ sở yếu kém đến một thư lại phức tạp và các điều hòa thuế khóa phiền phức.  Vấn đề  là liệu  Basil  có thể củng cố các lợi lộc  và  đạt tăng trưởng lâu dài không,  một hậu quả tùy thuộc nhiều hơn hẳn các thị trường hàng hóa.
                    

                    Một Brasil đầy sức  mạnh đàn hồi

            Richard Lapper là  thủ trưởng  của  Brasil Tự tín- Brazil Confidential, một dịch vụ khảo cứu và phân tích về Brasil do Thời Báo Tài Chánh – Financial Times xuất bản,  cũng cho rằng  Sharma  cống hiến một cái nhìn  quá đơn giản và  bi quan không thức thời về Brasil. Theo Lapper, Ruchir Sharma đã  nói đúng là nhiều thách thức  đang chờ đợi Brasil.  Sác xuất tiết kiệm  Brasil quá thấpMột  nền thư lại dày đặc và nhũng quyền lợi đúng pháp luật  uy vũ thường  chận đứng những thay đổi cần thiết.  Các cố gắng cải cách  ở xứ này thường di chuyễn chậm chạp.  Thế nhưng Sharma đã thất bại không nhìn thấy  nhiều dấu hiệu tích cực , có cơ gợi ý rằng Brasil sẽ tiếp tục tăng trưởng.   

         Chắn chắn đúng là  ở thập niên vừa qua, yêu cầu của Trung Quốc về hàng hóa  đã kích động một phồn thịnh  mau lẹ ở Brasil.  Xuất khẩu Brasil qua Trung Quốc tạo ra một  thương mãi to lớn và thặng dư tiền gửi ngân hàng ( tài khoản kế tóan ) hiện hửu – current account  surplus , giúp  (thủ đô )Brasilia xây dựng  thêm những  dự trữ ngọai tệ.  Nhưng Sharma sai lầm khi  khẳng định là Brasil đã xài “ của trời cho – windfall” này  hầu xây đắp một tình trạng quốc gia an sinh “ngái ngủ ”. Trái lại, thương mãi thặng dư đã giúp Brasil ổn định  các trương mục quốc ngọai, cũng cố tin cậy của các doanh  nhân  địa phương và các nhà đầu tư ngọai quốc vào nền kinh tế Brasil. Trên tất cả, Brasil đã hưởng lợi  có được một nới rộng chánh yếu  lực lượng lao động  chánh thức, giảm bớt hẳn  số người đã làm việc ở thị trường chợ đen  không trả thuế, tỉ  như các kẻ bán hàng rong đường phố  và các đầy tớ  gái – domestic maids không đăng ký. Tăng trưởng về công ăn việc làm  chính thức này đã xảy ra  ở khu vực công cũng như lảnh vực tư. Các công ty được bảo đảm viễn cảnh dài hạn của mình, bắt đầu  thuê  nhân viên, các chánh sách chánh phủ khích lệ  làm cho việc vay mượn và  nâng  cao  tư bản dễ dàng  hơn.  Kể từ năm 2000, 12.3 triệu  công ăn việc  chánh thức  đã được tạo ra, so với  2.1 triệu ở thập niên  trước.

    Một khi có công  ăn việc làm chánh thức, dân Brasil nay cho là dễ dàng vay mượn nhờ các chương trình chánh phủ khuyến khích các ngân hàng  mở rộng món nợ, tỉ như  một hệ thống thí nghiệm trong đó chủ nợ  thu thập các tiền trả nợ trực tiếp từ các ngân phiếu  của người vay nợ, thay vì từ  người vay nợ.  Những người vay nợ nay đã dùng tiền vay mua xe hơi, các máy ti vi và các điện thọai tế bào. Tăng thêm tiền lương tối thiểu cũng đã  làm tăng lợi tức người nghèo.  Những chương trình xã hội như Bolsa Familia, trong lúc đó, đã sinh cường các mẩu mực đời sống và cung cấp một mạng lưới an tòan .

      Chung lại, những cố gắng này đã kéo  hàng triệu dân Brasil ra khỏi vòng cực kỳ  nghèo khổ và tăng tương đối kích thước của giới trung lưu, ở Brasil gọi là  là Hạng- Class C ( nghĩa là ai đó  có lợi tức gia đình trung bình hàng tháng từ 860$US đến 3750$US, chiếu theo Funđaxao  Getulio Vargas ). Các công ty ngọai quốc, tìm kiếm những thị trường mới, đã đầu tư  hàng tỉ vào Brasil, giúp các công dân  Brasil mua sắm được mọi thứ, từ phấn son đến ô tô.

       Với thất nghiệp  vẫn còn tương đối cao so với  thập niên 1990s,  dù cho  bị suy giảm mới đây, và tiền cho vay cá nhân  chỉ chiếm  12 % GDP, một  con số  thấp theo các tiêu chuẩn quốc tế, Brasil vẫn còn  đủ chổ trống để tạo thêm công ăn việc làm và nới rộng thêm thị trường tín dụng.            

           Brasil đã không thúc đẩy tăng trưởng này bằng cách tạo dựng một  quốc gia an sinh -  welfare  state vênh váo, sưng phù. Chẳng hạn, Bolsa Familia giúp 13 triệu gia đình, và chỉ xài có 0.6 % GDP. Đúng là chi tiêu cho  các chương trình an sinh khác  vẫn còn cao; chẳng hạn, Brasil dành  5% GDP  cho hưu trí ( nghỉ hưu ) của công chức , công bôc dân – civil servants.  Dù rằng những thể lệ điều hòa mới  sẽ không ảnh hưởng tới quyền hạn  của nhân viên hiện hửu, chúng sẽ áp dụng trên các nhân viên tân tuyễn và có cơ tiết kiệm hàng tỉ đô la Mỹ cho chánh phủ .

        Sharma cống hiến một định giá sai lầm ở nhiều lảnh vực của nền kinh tế Brasil.  Ông đã đánh giá thấp  những ưu điểm so sánh của Brasil về  nông nghiệp, hầm mỏ, và các lảnh vực tài nguyên thiên nhiên khác.  Ông đã chỉ trích rất đúng lãi xuất cao ở Brasil, nhưng khi ông mô tả những lãi xuất này là một chánh sách “chữ ký – signature” , ông đã quên bẳng thúc đẩy gần đây để giảm bớt chúng. Thật ra, kể từ tháng 8 năm ngóai, ngân hàng trung ương Brasil  đã giảm các lãi xuất  hơn 3 % . Khôi hài thay, Brasil đã làm như vậy trước mắt đối lập  từ nhóm cử tri suy đóan là Sharma có cảm tình nhất: các công ty  tài chánh địa phương. Sharma cũng lưu ý  là Brasil đầu tư về hạ tầng cơ sở  cũng vẫn còn  quá ít, nhưng trong định giá này ông cũng đã  lơ là tiến bộ  mới đây. Năm 2004, chỉ có 62 %  đường xá  là tốt đẹp hay rất tốt. Năm ngóai  2011, theo  chánh phủ Brasil, con số này đã lên cao đến 73% .  Kể từ khi Brasil tung ra dự án  gia tốc tăng trưởng, chi tiêu công cọng trên hạ tầng cơ sở  đã tăng hơn gấp ba.  Sharma cũng đã quên bẳng sự kiện là Brasil đã tiến bộ hút dẫn đầu tư tư nhân để tài trợ các dự án  hạ tầng cơ sở. Chẳng hạn,  tháng hai năm 2012, Brasil đã tư nhân hóa 3 phi trường quốc doanh.

    Tóm lại, Sharma cống hiến  như đã nói trên một cái nhìn đơn giản và bi quan không đúng lúc về Brasil. Sự kiện là suốt thời kỳ khủng hỏang tài chánh nhiều năm qua, quốc gia này đã làm tốt hơn thế giới đã phát triễn.  Các thay đổi  xã hội và kinh tế hai thập niên vừa qua và  động năng của thị trường nội địa không những giúp Brasil miễn nhiểm  chống lại  một thụt lùi thế giới, mà còn làm cho Brasil đầy sức mạnh đàn hồi.

                  Dân chủ cũng quan hệ !                      

          Larry Rohter, tác giả sách  “Brasil đang tiến bước; câu chuyện một quốc gia biến đổi- Brasil on the Rise: The Story of a Country Transformed”, cho rằng khi so sánh Brasil và Trung Quốc, Sharma kêu gọi Brasilia nên theo gương tăng trưởng Bắc Bình bất cứ giá nào, một kiểu mẩu  phát triễn sẽ đẩy Brasil  thụt lùi về chủ nghĩa độc đóan .

          Kể từ khi Brasil thiết lập đồng real năm 1994,  quốc gia này đã nâng gần một phần tư dân gian  ra khỏi nghèo khổ cực kỳ  và nuôi dưỡng  một giới tiêu thụ lợi tức trung lưu tăng dần. Trong lúc đó, kể từ cuối thập niên 1970s, Trung Quốc cũng đã kéo ra khỏi  các mức nghèo đói tương tự một phần tư công dân Tàu. Thế nhưng khi Trung Quốc đã tăng trưởng dưới quyền chỉ huy  của một thể chế độc đảng, nơi đó các nghiệp đòan lao động, một nền báo chí tự do, một xã hội dân sự tự trị bị đàn áp hay bị cấm đóan, thì Brasil đã  tăng trưởng tương tự, bằng cách cho -và -nắm lấy chủ nghĩa dân chủ. Dân Brasil đã hướng quốc gia mình về hướng bỏ phiếu, gia nhập nghiệp đòan hay nói toang xuyên qua báo chí tự do; trong lúc dân Tàu đã phải chấp nhận những mệnh lệnh của chánh phủ Tàu.

         Dân Brasil đã cố tâm  xử lý việc trổi dậy quốc gia bằng cách ôm chồm  các chánh phủ, không tìm kiếm châm nhiên liệu phát triễn  tai hại đến tài sản nhân bản và thật sự đã nhận thức  là tài sản, tư bản này  rất khẩn thiết – cực trọng cho phồn thịnh liên tục. Tính từ giữa thập niên 1990s, các nhà lảnh đạo Brasil  đã chi tiêu hàng tỉ  bạc để cải thiện  giáo dục, y tế và nhà cửa  xứ sở, không phải  bố thí cho người đói kém  mà là những đầu tư  dài hạn nhân lực cần thiết cho tương lai Brasil. Những cố gắng này đã  giảm bớt bất bình đẳng một cách đáng ngạc nhiên.  Cùng lúc , ngay cả khi Sharma ngợi khen Trung Quốc  đã “ không ngừng” theo đuổi  tăng trưởng , ông cũng  nhìn nhận rằng  Trung Quốc  đã xây đắp thành công ăng trưởng trên  phương thức tai hại cho công dân Tàu.  Khi bất bình đẳng vượt lên cao ở Trung Quốc, dân Tàu có rất ít khả năng, nếu có, chống trả lại được bất bình đẳng.

      Thật thế, khi nhìn nhận là Trung Quốc không để tâm đến an sinh của dân gian Tàu , Sharma mặc nhiên công nhận là tăng trưởng GDP,  không chỉ là mục đích duy nhất  xã hội cần theo đuổi.  Dân Brasil xem trọng phẩm giá đời sống và  tự do cá nhân, không sẳn sàng hy sinh các điều này cho các  tài phiệt-  plutocrats địa phương  hay các công ty ngọai quốc  không thèm để ý tới quyền lợi của Brasil, trước thời phồn thịnh hiện hửu  và đã rời bỏ Brasil đi xa,  khi có dấu hiệu đầu tiên  suy giảm kinh tế hay của lao động rẽ mạt và thị trường tốt đẹp hơn ở nơi khác, giúp họ kiếm  được lợi lộc lớn hơn.             

        Sharma đã nói đúng khi biện cứ  là Brasil phải đối diện nhiều thách thức. Nhưng Brasil không thể đương đầu  các vấn đề này bằng cách  bắt chước kiểu mẩu Trung Quốc, đã bảo đảm lợi lộc bằng cách áp đặt  các chánh sách mình  và bóp nghẹt các đối lập.  Một hệ thống như thế  có vẽ hửu hiệu cho vài người, nhưng theo đuổi tăng trưởng  không sá gì đến trong sáng – transparency  hay thống trị của luật lệ, sẽ đưa Brasil trở lui  về thời kỳ bè bạn độc đóan mà dân gian Brasil chỉ mới thóat khỏi cách đây một phần tư thế kỷ thôi. Hầu tiếp tục tăng trưởng  Brasil phải phụng sự, không phải các qũy tránh mất mát - hedge funds , ngân hàng và doanh nghiệp lớn, mà là no ấm - hạnh phúc của  công dân Brasil.

 Tổng thống Dilma Rousseff Brasil và chủ tịch Hồ cẩm Đào (HU YIN TAO) Trung Quốc 

                  Giáo dục và sáng tạo đổi mới

         Ronaldo Ramos Lemos,  giám đốc Trung tâm về Kỷ thuật và  Xã hội của Funđaxao Getulio Vargas và là thành viên  của Trung tâm Chánh sách  Kỷ thuật Thông tin tại viện đại học  Priceton University, cho rằng Sharma gợi ý, hầu làm vững bền thành công của mình,  Brasil phải  dành riêng thêm nhiều tài nguyên  cho các dự án hạ tầng cơ sở, giáo dục, khảo cứu và phát triễn; nhưng ông đã không lưu ý đến là nhiều năm qua, Brasil đã cố gắng làm như vậy, tung ra một lọat chương trình  sinh cường công nghệ  và giáo dục kỷ thuật. Dù huy hòang mấy đi nữa, những sáng kiến này đã thất bại, không dốc tâm vào  những cải cách cơ cấu  cần thiết đề xướng sáng tạo, quốc gia đòi hỏi một cách tuyệt vọng.

       Brasil khởi sự  tháng tư năm 2012,  một gói hàng khích lệ - stimulus package 45 tỉ đô la Mỹ, tài trợ căn bản công nghệ.  Luật pháp cũng đã bải bỏ  hàng triệu đô la thuế lương bổng, tạo trợ cấp cho vay mượn và hứa hẹn làm yếu kém đồng tiền tệ đi. Dù rằng những biện pháp này chắc chắn sẽ thúc đẩy vài tăng trưởng, chúng thảy đều ở trung uơng,  cường  tính tư bản – capital intensive và cống hiến ít ỏi cho  khảo cứu và phát triễn hay kỷ thuật, cuối cùng ra lại củng cố mô hình công nghệ lỗi thời thiết lập từ giữa thế kỷ thứ 20. Đặc biệt, gói hàng làm rất ít để lọai bỏ cái gọi là phí tổn Brasil, một chi tiêu cọng thêm  vào hàng hóa  trong quốc gia,  vì lẽ thiếu hạ tầng cơ sở, thuế khóa và các lãi xuất cao, cùng một thư lại phiền phức. Theo Ngân hàng Thế giới, cần mất 119 ngày để khởi sự một doanh vụ  tại Brasil, thời gian  lâu dài này đứng hạng 5  trên thế giới.  Brasil  xếp hàng  là một quốc gia  đắt đỏ nhất  để  họat động doanh vụ.  Chảng hảng sau khi công ty Foxcom đến Brasil, để chế tạo sản phẩm cho Apple, mẽ đầu tiên điện thọai iPhones  làm ra ở Brasil  có phí tổn y hệt  các điện thọai  nhập khẩu.

    Chánh phủ Brasil cũng đã cố tâm  hổ trợ  công nghệ và sáng tạo trong dài hạn, đặc biệt cải thiện giáo dục. Nhưng  các cố gắng này đã chứng tỏ là ngớ ngẩn. Tỉ như  bộ Giáo dục  đã dành riêng cứ hai năm một 750 000 đô la Mỹ  tài trợ những  đề nghị sách giáo khoa hay nhất. Tiến trình năm nay  đòi hỏi các kẻ đấu thầu phải cột DVD vào sách, với hy vọng là  chúng sẽ làm  cho kinh nghiệm giáo dục  tương tác hơn. Thế nhưng bộ Giáo dục  cũng gửi đến trường  các bảng nhỏ tablet computer, không chạy DVD được.

     Một tí dụ khác về sự ngớ ngẩn này  là chương trình Khoa học Không Biên giới- Science Without Borders, một qũy học bổng cho các sinh viên Brasil  nghiên cứu khoa học, kỷ thuật , công nghệ và tóan ở Hoa Kỳ  và các nước khác. Tuy nhiên khi sinh viên tốt nghiệp trở về Brasil,  họ rất khó khăn tìm ra chỗ làm vì bằng cấp họ đạt ở ngọai quốc  không được công nhận ở Brasil. Sinh viên nào  muốn các bằng cấp này được công nhận phải nhọc công  chịu đựng thời gian  dài  nhiều  năm hợp thức hóa bằng cấp, trước khi được bổ nhiệm các chức vụ  mức tiến sĩ, đánh bại ngày chính mục đích của Khoa học Không Biên Giới.

    Thuyết bảo hộ giáo dục này cũng  trải rộng ra cho dân ngọai quốc muốn gia nhập  các tổ chức hàn lâm Brasil.  Ở viện đại học São Paulo, viện đại học lớn nhất và quan trọng nhất xứ sở, chỉ có 2.8%  trong số  56 000 sinh viên là ngọai quốc. Các học giả muốn lọt vào  hệ thống đại học Brasil, không có cơ chế nào giúp đở  họ nạp đơn, buộc họ phải trông cậy vào các giáo sư địa phương  giúp họ có  visa- hội chiếu nhập cảnh và giấy phép làm việc.

    Muốn thật sự tiến tới sáng tạo ở công nghệ và giáo dục, Brasil phải thí nghiệm.  Thay vì  giữ lại  hệ thống chế tạo  lỗi thời, quốc gia phải ôm lấy những mô hình, kiểu mẩu mới từ khắp nơi trên thế giới, tỉ như phong trào kẻ chế tạo -  maker movement  một lề lối tự mình làm – do –it – yourself , khuyến khích cá nhân  học tài năng khéo léo căn bản công nghệ  và  trao quyền  cho họ  vẽ ra những họa kiểu sáng chế mới, xuyên qua một  hợp tác và những kỷ thuật nguồn mở- open source, tỉ như in  3-D.

         Brasil phải áp dụng  một lọai can đảm như vậy  để thám hiểm ý kiến mới về giáo dục. Brasil phải bắt đầu  chấp nhận bằng cấp ngọai quốc và mở rộng hệ thống giáo dục cho sinh viên và giáo sư từ ngọai quốc, làm giảm bớt thiếu thốn giáo sư  tư cách và bỏ sung  căn cư tài ba của xứ sở.  Sau khi đã làm điều này, Brasil có thể hổ trợ những đuổi theo công nghệ mới, bằng cách tạo dựng một tổ chức sáng tạo quốc gia, hành động như thể một la bô ý kiến và một mối liên hệ  giữa cá nhân, doanh nhân, các viện đại học  và chánh phủ. Và Brasil có thể đề cao sáng tạo ngay ở cả các trường tiểu học và trung học,  dạy cho học sinh những ngôn ngữ làm lập trình và kỷ xảo căn bản  cần thiết để họa kiểu mọi điều, từ các trang web đến cách xếp vải.

     Cắt bớt thuế lương bổng và trợ cấp các bảng nhỏ computer chắc chắn sẽ giúp Brasil khỏi thụt lùi phía đàng sau. Thế nhưng Brasil  chỉ tiếp tục phồn thịnh, nếu xứ sở ôm lấy sáng tạo và chịu lấy hiểm nguy cần thiết áp dụng các sáng tạo .

             Sharma trả lời các chỉ trích    

        Sharma trả lời rằng  sác xuất tăng trưởng dài hạn của Brasil là 2. 5 %  và ở thời kỳ phồn thịnh gần đây là 4%  chậm như rùa bò, sau xa các nước nghèo khổ hơn Brasil, tỉ như Trung Quốc và Ấn Độ  cũng như  các nước cùng hàng lợi tức trung bình  là Nga và Thổ nhĩ Kỳ- Turkey.  Tuy Lapper  lưu ý  là  Brasil đã phát triễn vượt hẳn các nước đã mở mang, suốt  các cú sốc tài chánh vài năm vừa qua. Tuy vậy, kỷ lục này không có gì là  dấu hiệu thành công cả thảy. Là một quốc gia đang trổi dậy, Brasil phải tăng trưởng mau lẹ hơn các quốc gia giàu có hơn, nhưng nền  kinh tế Brasil  nay chỉ  nới rộng thêm  theo một tốc độ ngang Hoa Kỳ và kém thua xa các thị  trường đang trổi dậy. Vì lý do là Brasil vẫn tiếp tục tùy thuộc hàng hóa: kể từ thập niên 1980s,  Brasil  chỉ tăng hơn sác xuất  là 2. 5 % khi nào giá cả  xuất khẩu hàng hóa lên vọt .

       Trung Quốc chỉ là một lớp tráng gương, không phải là kiểu mẩu mô hình cho Brasil.  Thông qua  đầu tư mạnh mẽ và đồng tiền rẻ mạt, Trung Quốc đã tạo dựng mau lẹ một nền kinh tế tăng trưởng cao và phí tổn thấp  phát triễn, nhưng nay phải đối đầu thành quả là những mất cân bằng  nguy hiểm.  Ghi chép đầu tư yếu kém và lãi xuất cao, Brasil lại phát triễn ngược lại : tạo dựng một nền kinh tế tăng trưởng chậm và phí tổn cao này cũng phải đối đầu những mất cân bằng,  không do tốc độ mà  do xơ cứng gây nên .

     Không như Rohter gợi ý, tôi ( Sharma )  so sánh Trung Quốc và Brasil, nhưng không tán thành kiểu mẩu độc đóan của Trung Quốc. Thật tế, khi nói về tăng trưởng, các hệ thống ít quan hệ hơn là  các nhà lảnh đạo cá nhân, hiểu biết được các căn bản của cải cách kinh tế. Trong số 124 nền kinh tế, trong  3 thập niên vừa qua, đã tăng trưởng ở sác xuất 5 %  hay cao hơn, kéo dài  ít nhất 10 năm, 52% là các quốc gia dân chủ  và 48% là quốc gia độc tài.

    Đáng tiếc là các nhà lảnh đạo Brasil không chứng minh là họ hiểu biết cải cách kinh tế. O’Neil và Lapper đã lưu ý đến nhiều thí dụ  tiến bộ, tỉ như tạo ra công ăn việc làm, cải thiện giáo dục, một giới trung lưu tăng mạnh và đầu tư vào hạ tầng cơ sở. Nhưng như Ronaldo Lemod đã lưu ý, những  cải cách gần đây của Brasil  góp phần rất ít về điều gọi là hạ  phí tổn của Brasil để làm doanh vụ, làm cho các công ty khó lòng thịnh vượng.  Báo cáo Mức Cạnh tranh Tòan cầu- Global Competitiveness năm 2011- 12, ( về Việt Nam đã lạm bàn ở  bài về tỉnh Vĩnh Phúc ) xếp Brasil vào hạng thứ 104  trên thế giới về phẩm giá hạ tầng cơ sở, sau xa các quốc gia  có lợi tức trung bình là Chi Lê ( thứ 32 ), Thổ Nhĩ Kỳ ( thứ 34 )  và Mễ Tây Cơ ( thứ 73 ).

     Điều đáng nói thêm là những phát triễn này  đã làm cho chánh phủ Brasil vênh váo , kênh kênh. Từ thập niên 1980, phần chúng chia sẽ nền kinh tế đã tăng gấp đôi, lên tới 40 %, một trong những mức cao của thế giới đang trổi dậy. Tăng trưởng kiên cố của Bolsa Familia  chỉ là một thí dụ của chủ nghĩa nhà nước nổi gai ốc. Vấn đề  không phải vì Bolsa Familia là một trong những sáng kiến lọai lớn nhất thế giới  mà là chương trình này chỉ là một mảnh của tình trạng an sinh xứ sở đang tăng gia. Brasil  đã thấy phí tổn bùng lên mạnh khỏi bảng kê , từ hưu trí  đế an ninh xã hội  - social security, nay đã chiếm gần 7% GDP .

         Sự tăng gia  tình trạng hạnh phúc nay làm đầy nhóc đầu tư tư nhân, nhưng vẫn ngưng trệ ở mức dưới 20 % .  Và các nhà chỉ trích tôi ( Sharma ) đã thất bại dốc tâm nói về  biện cứ thành quả: đầu tư tư nhân yếu kém như thế  là lý do chánh yếu tạo ra  phí tổn qúa cao và khả năng qúa thấp, đậy nắp tiềm năng tăng trưởng Brasil.

       O’ Neil đúng lý nói là ổn định Brasil tranh đấu khó khăn  là một thành tựu, đặc biệt  xét tới  lịch sử siêu lạm phát  tổn thương đau đớn. Nhưng Brasil không phải là nước duy nhất đã ghì cương được  nợ công  cộng. Trong thập niên vừa qua, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã làm tương tự. Dù rằng ổn định đưa tới một giảm nhẹ đau đớn, nó cũng không cung cấp cho Brasil một lọai ưu điểm cạnh tranh nào cả.
      Và nay đã có những dấu hiệu gia tăng là ổn định bắt đầu chùn bước. Trên một cố gắng thất bại duy trì sác xuất 4%,  Brasil  đã nới rộng một số lượng tín dụng to lớn. 5 năm qua, tín dụng cung cấp cho lảnh vự tư nhân, gồm cả hai cá nhân và doanh vụ, đã tăng gấp đôi  ở thành phần GDP, đến mức 49 %.  Triễn khai tín dụng mau lẹ như vậy luôn  luôn dẫn tới nâng cao thêm các món nợ ( cho vay ) xấu  và làm gia giảm lòng ham muốn cho vay của các ngân hàng, đã xảy ra rồi ở  việc cho vay mua ô tô.

   Cội rễ  của những vấn đề này là Brasil phụ thuộc vào phồn thịnh hàng hóa. Quốc gia không mấy tăng thêm thể tích xuất khẩu, có nghĩa là  lợi tức  xuất khẩu gia tăng phần lớn do giá cả hàng hóa gia tăng. Dù cho Brasil đã đủ khả năng  tăng trưởng, khỏi cần  phát triễn một  căn bản công nghệ cạnh tranh, Brasil vẫn ở trong tình trạng là một quốc gia đóng kín nhất trong số các quốc gia đang trổi dậy: và  giá cả hàng hóa rớt xuống, đang xảy ra, sẽ làm cho Brasil dễ tổn thương hơn. Như O’Neil và Lapper đã nhấn mạnh, Brasil  đang có một giới trung lưu tăng mau. Thế nhưng những chi tiêu của giới này, dùng nhiên liệu là giá cả hàng hóa cao và sự góp phần vào tăng trưởng Brasil sẽ teo đi, một khi giá hàng hóa suy giảm. Và dù bất bình đẳng cũng hạ xuống, chiếu theo tiêu chuẩn quốc tế,  bất bình đẳng vẫn còn cao, cao hơn cả ở Trung Quốc. Mất cân bằng này đã tuyễn ra những căng thẳng giai cấp:  đó là lý do tại sao Brasil lại là một nơi tốt nhất  trên thế giới để bán xe trang bị vỏ khí. 

    Thành công kinh tế dài hạn tùy thuộc tăng trưởng  cân bằng xuyên qua giai cấp, các vùng và công nghệ  không bị thành kiến nghiêng  lệch về phía người giàu. Bong bóng hàng hóa sản xuất ra kết quả  ngược lại hẳn:  giá các thực phẩm nhu yếu cao, rất tai hại cho  giới nghèo khổ nhất nước  trong khi đó lại xây đắp tài sản cho các tỉ phú.  Giới thượng lưu làm ra tiền của, chính yếu là  khơi đào lấy vật liệu khỏi mặt đất, hơn là làm ra những dịch vụ mới hay các công ty, vẫn sẽ tăng trưởng được, một khi  phồn thịnh hàng hóa rời xa.  Đó là bong bóng  Brasil đã tiếp hưởng và nay Brasil  cần  vuợt xa trên hẳn nó.

         ( Irvine, Nam Ca Li, Hoa Kỳ ngày 6 tháng 8 năm 2012 )

1 nhận xét:

  1. Kính Cám Ơn Thầy đã gởi cho bài viết này. Hay quá. em tâm đắc nhứt là câu : Muốn cho kinh
    tế tăng trưởng được vững bền, chánh phủ phải lo cho trẻ em, người già và các người kém
    may mắn. Đúng quá. Hoan nginh Thầy Trình trở thành một nhà bác học. Em lưu trử những bài
    viết của Thầy vào một External Hardrive để đọc đi đọc lại.

    Kính,
    Trần nhu Long

    Trả lờiXóa